Theo bác sĩ Hoàng Văn Kết, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực nhi, Bệnh viện đa khoa Đức Giang (Hà Nội), những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè. bao gồm:
Bệnh về đường hô hấp: Cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm thanh quản. Trẻ mắc bệnh thường sốt cao, ho, hắt hơi, chảy mũi, ngạt mũi, khàn tiếng, mỏi mệt, đau cơ khớp, đau đầu…
Để phòng tránh bệnh cho trẻ, cần tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, không nằm điều hòa quá lạnh; hạn chế dùng nước đá, kem; tắm sạch và lau khô sau khi đi mưa về; đeo khẩu trang khi đến khu vực đông người; hạn chế tiếp xúc với dịch tiết hô hấp những người có biểu hiện ho, chảy mũi, sốt.
Bệnh thủy đậu: Bệnh do virus varicella zoster gây ra. Biểu hiện chính của bệnh là các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc. Sau giai đoạn ủ bệnh, trẻ sẽ xuất hiện các biểu hiện của nhiễm vi rút như sốt cao, đau đầu, uể oải, chán ăn,… sau đó xuất hiện các hồng ban và các nốt phỏng.
Để phòng bệnh cho trẻ, cần tiêm vaccine đầy đủ khi trẻ đủ tuổi tiêm phòng và tiêm nhắc lại; chú ý cách ly trẻ mắc bệnh, hạn chế đến nơi đông người.
Sốt virus: Thường có trẻ có biểu hiện sốt cao, đau mỏi người, đau đầu kèm theo các triệu chứng của viêm hô hấp trên như hắt hơi, chảy mũi, ho…; trẻ có thể phát ban, nổi hạch ở cổ; một số trường hợp nặng có thể co giật. Cần có chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng giúp trẻ có đủ miễn dịch phòng chống sự tấn công của virus; hạn chế đến vùng dịch và tiếp xúc với những người có triệu chứng bệnh.
Tiêu chảy: Thời tiết nắng nóng được xem là nguyên nhân tiếp sức cho bệnh tiêu chảy gia tăng cao hơn bởi nguồn thực phẩm bảo quản dễ bị nhiễm khuẩn, ôi thiu gây hại cho hệ tiêu hóa. Đối với trẻ nhỏ, nắng nóng khiến cơ thể mất nước cần phải bù liên tục. Mặt khác, trẻ chưa tự giữ vệ sinh cá nhân, thường hay mút tay nên chỉ cần tiếp xúc với mầm bệnh, nguy cơ mắc tiêu chảy rất cao.
Các nguyên gây tiêu chảy đa dạng như: Vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả), virus Rota, nấm, kí sinh trùng đường ruột. Tiêu chảy có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi.
Để phòng bệnh cho trẻ cần vệ sinh ăn uống cho trẻ; bảo đảm môi trường sạch sẽ; cách ly trẻ bị bệnh và người bị bệnh nhằm tránh lây chéo.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần có chế độ ăn hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh cho trẻ để trẻ có đủ miễn dịch phòng bệnh; khuyến khích trẻ rèn luyện thân thể, thể dục thể thao để có thể lực và sức đề kháng tốt hơn. Phụ huynh cũng nên chú ý cách ly các trẻ mắc bệnh và trẻ không bị mắc bệnh trong cùng một gia đình, khu dân cư hay ở các lớp học. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị bệnh, cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế chuyên môn để được điều trị sớm và kịp thời.
Viêm não virus: Thời tiết nắng nóng làm cho các bệnh về viêm não do virus ngày càng tăng cao. Bệnh viêm não thường xuất hiện các triệu chứng như sốt cao kèm theo các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương gồm: nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn mửa, cứng cổ, lú lẫn mất định hướng, thay đổi nhân cách, co giật, rối loạn nghe và nói, ảo giác mất trí nhớ, đờ đẫn, hôn mê.
Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, các dấu hiệu trên không điển hình và khó phát hiện nên cần phải dựa vào một số dấu hiệu quan trọng là: nôn mửa, thóp phồng (nếu còn thóp), khóc không thể dỗ nín hoặc khóc tăng lên khi trẻ được bồng lên hoặc làm thay đổi tư thế, gồng cứng người.
Viêm não và viêm màng não là bệnh nguy hiểm, để lại nhiều di chứng nghiêm trọng về thần kinh, có thể khiến trẻ bị lác mắt, mù mắt, điếc, câm, liệt các chi hoặc nửa người, tổn thương dây thần kinh sọ não, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần.
Để phòng tránh viêm não virus, ngoài việc cho trẻ tiêm phòng đầy đủ thì các bậc cha mẹ khi thấy trẻ có biểu hiện sốt cao, chảy nước mũi, ho, nôn, quấy khóc, nằm li bì - nhất là vào thời điểm mùa hè - thì cần nghĩ ngay tới bệnh viêm não và đưa ngay trẻ tới các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.
Bệnh về da: Khi thời tiết nóng bức là điều kiện cho các bệnh về da như; rôm sẩy, chốc, mụn nhọt…
Rôm sảy xuất hiện ở mọi đối tượng, tuy nhiên, thường xuất hiện ở trẻ nhỏ do trẻ em có làn da mỏng và nhạy cảm hơn. Đa số trẻ chỉ bị rôm sảy khi nóng, còn khi thời tiết mát mẻ, rôm tự lặn hết không gây tác hại gì. Nhưng cũng có nhiều trẻ ít được chú ý tắm rửa, mụn rôm làm trẻ ngứa, gãi nhiều làm da sây sát, bị nhiễm khuẩn thêm thành những mụn mủ và nhọt.
Để phòng các bệnh về da cần giữ da sạch thoáng vào các ngày hè. Ngoài ra, có các loại phấn thuốc, phấn rôm, thuốc bôi, nhằm duy trì độ sạch của da, cản bụi nhằm phòng ngừa rôm sảy.
Bệnh chốc lây do liên cầu, thường gặp ở trẻ em, có khi ở cả người lớn ở vùng đầu mặt sau có thể lan ra thân mình, tay chân. Tổn thương là bọng nước vài mm, bùng nhùng sau vài giờ thành mụn mủ rồi vỡ thành chợt đỏ nông, đóng vẩy tiết vàng kiểu mật ong rồi lành. Dịch mủ chảy ra có thể lây lan ra vùng khác. Một số trường hợp có biến chứng cầu thận cấp.
Khi bị bệnh này cần chấm rửa vết thương bằng dung dịch berberin 1‰, bôi dung dịch xanh-methylen 1% hoặc tím metin 1%, hoặc betadin. Khi thương tổn đã khô chuyển sang bôi thuốc mỡ kháng sinh tránh những biến chứng nguy hiểm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận cấp cứu 3 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt muỗi và Povidol iod.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa phẫu thuật nội soi thành công ca u nang buồng trứng xoắn phải bị vỡ cho bệnh nhân trẻ tuổi.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 25 tuổi, nhập viện trong tình trạng loạn thần, ảo giác, kêu đau bụng, rên la vật vã, nôn và buồn nôn.