Theo TS.BS Trần Thu Nguyệt, Viện Y học Ứng dụng Việt Nam: Có thể bạn không biết rằng, khoảng thời gian bạn có kinh nguyệt sẽ là khoảng thoài gian bạn dễ phát triển khối u nang buồng trứng nhất. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết rằng, u nang buồng trứng thường không gây hại gì. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn không cần phải quan tâm tới buồng trứng của mình hàng tháng. Trong một số trường hợp, u nang buồng trứng có thể gây đau vùng chậu, thậm chí là những biến chứng nguy hiểm hơn.
Dưới đây là những gì bạn nên biết về loại u nang hết sức phổ biến này:
Buồng trứng hoạt động như thế nào?
Bên trong vùng chậu, ở 2 bên tử cung của bạn là 2 buồng trứng, mỗi buồng trứng có kích thước gần bằng quả hạnh nhân. Trong suốt độ tuổi sinh sản, tại 1 trong 2 buồng trứng của bạn, các trứng sẽ được bao bọc bên trong một túi chứa đầy dịch, gọi là nang trứng. Sau đó, buồng trứng sẽ giải phóng trứng vào trong ống dẫn trứng mỗi tháng một lần. Còn nang trứng sẽ có khả năng tự phân hủy và ...biến mất.
U nang đến từ đâu?
Cơ thể bạn về cơ bản đã xuất hiện u nang buồng trứng một cách tự nhiên. Nếu nang trứng không giải phóng trứng, nang trứng sẽ ngày một lớn lên và phát triển thành u nang buồng trứng. Hoặc, bạn sẽ mắc phải tình trạng u nang thể vàng (thể vàng là dạng hình thành sau khi nang trứng phân hủy và giải phóng trứng). Loại u nang này có thể gây chảy máu và gây đau vùng chậu. Thông thường, những loại u nang này sẽ biến mất trong vài tuần và có kích thước tương đối nhỏ (1-2mm), nhưng cũng có những khối u nang có thể lớn hơn khoảng vài cm.
Ngoài u nang buồng trứng và u nang thể vàng, bạn còn có thể phát triển tình trạng u nang bì, hình thành khi các tế bào trong buồng trứng bắt đầu phân chia, kể cả khi những tế bào này không được thụ tinh. Đây là một hiện tượng bình thường, nhưng u nang bì có thể phát triển lớn khoảng 10cm. Và vì u nang bì có thể chứa những vật liệu di truyền của con người, nên bạn có thể tìm thấy tóc, thậm chí là răng ở bên trong khối u. U nang bì thường có kích thước lớn hơn u nang buồng trứng hay u nang thể vàng, và có thể gây ra các vấn đề cần phải phẫu thuật.
Làm sao để biết mình có bị u nang buồng trứng hay không?
Thông thường, bạn sẽ không thể biết được. U nang buồng trứng thường sẽ không gây ra bất cứ triệu chứng gì, và trong đa số các trường hợp, khối u sẽ tự biến mất. U nang buồng trứng cũng không gây rat hay đổi về chu kỳ kinh nguyệt, mặc dù bạn có thể bị xuất huyết nếu bạn bị u nang thể vàng.
Vậy tại sao lại phát hiện được u nang buồng trứng?
U nang buồng trứng thường được phát hiện thông qua việc đi khám phụ khoa định kỳ. Bác sĩ có thể sẽ phát hiện ra khối u nang, sau khi khám vùng chậu hoặc sau khi siêu âm. Nhưng, một số phụ nữ sẽ cảm nhận được các triệu chứng của khối u nang, mà phần lớn triệu chứng là đau ở vùng chậu hoặc vùng bụng dưới. Đây cũng là những bệnh nhân thường đi khám phụ khoa và phát hiện ra khối u nang nhất.
Những triệu chứng u nang buồng trứng nào mà tôi nên biết?
Có rất nhiều triệu chứng nghiêm trọng của u nang buồng trứng, ví dụ như sốt, buồn nôn và nôn mửa. Tất cả những dấu hiệu này có thể cho thấy bạn đang bị nhiễm trùng, và bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nhưng một trong số những vấn đề đáng lo ngại nhất mà khối u nang buồng trứng gây ra, là buồng trứng bị xoắn lại.
Tình trạng này không chỉ gây nhiễm trùng, mà còn cắt giảm hoàn toàn lượng máu đến buồng trứng và có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn. Tình trạng này được gọi là xoắn phần phụ, và mặc dù không phổ biến, nhưng một khi tình trạng này xảy ra, bạn sẽ cảm thấy đau nhói ở vùng bụng và có thể sẽ buồn nôn. Nếu bạn có những triệu chứng này, bạn nên cho bác sĩ biết ngay vì đây có thể là trường hợp cấp cứu.
Bác sĩ chẩn đoán khối u nang như thế nào?
Thông thường, bác sĩ sẽ xác định bạn bị u nang sau khi siêu âm buồng trứng theo cách thông thường hoặc siêu âm bằng đầu dò âm đạo. Hình ảnh khối u nang sẽ thể hiện rõ qua màn hình.
Bác sĩ cũng có thể sẽ quyết định không làm gì với khối u nang của bạn cả, mà sẽ chờ đợi và theo dõi chặt chẽ khối u trong vài tuần hoặc vài tháng. Chỉ trong các trường hợp bắt buộc, phẫu thuật mới được thực hiện.
Khi nào cần phẫu thuật?
Bạn sẽ cần phải tiến hành phẫu thuật nếu bạn có nguy cơ bị xoắn phần phụ. Bác sĩ sẽ cân nhắc đến phương án phẫu thuật nếu khối u tồn tại trong thời gian hơn 3 chu kỳ kinh nguyệt, khối u có kích thước trên 10cm hoặc nếu đó là khối u ác tính. Nếu bạn cần phẫu thuật, bạn sẽ có thể được mổ nội soi hoặc mổ mở, tuy nhiên, cả 2 trường hợp sẽ gần được gây mê.
Dự phòng u nang buồng trứng
Bạn có thể dự phòng được tình trạng này. Nếu bạn không mang thai, thì việc dùng thuốc tránh thai có thể sẽ có ích. Thuốc tránh thai sẽ làm giảm hiện tượng rụng trứng và ngăn không cho khối u nang hình thành ngay từ đầu.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu năm 2014 tại Cochrane Collaboration, viên uống tránh thai không giúp ích trong việc loại bỏ khối u nang buồng trứng nhanh hơn. Trong quá khứ, nhiều bác sĩ từng kê thuốc tránh thai để điều trị u nang buồng trứng, nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy phương pháp điều trị này ít có giá trị, thay vào đó, chiến lược "chờ đợi và theo dõi"sẽ tốt hơn.
Hội chứng buồng trứng đa nang là gì?
Khoảng 7% số phụ nữ sẽ mắc phải tình trạng rối loạn hormone này, theo một nghiên cứu vào năm 2004 trên Journal Clinical Endocrinology & Metabolism. Những người bị tình trạng này sẽ phát triển nhiều khối u nang buồng trứng. Tình trạng này cũng sẽ dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bất thường, khó thụ thai và các triệu chứng khác như giọng trầm hơn và mọc nhiều lông trên cơ thể hơn (nguyên nhân là do lượng hormone nam giới tăng cao). Nhưng bạn nên nhớ rằng, đây là một rối loạn hormone, và không phải là tình trạng sẽ kéo dài suốt đời.
Mãn kinh rồi liệu có bị u nang buồng trứng nữa không?
Đa số các trường hợp, khối u nang thường phát triển ở các phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể mắc phải tình trạng này khi bạn lớn tuổi, đặc biệt là trong những năm đầu sau khi mãn kinh.
Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2010 trên American Journal of Obstetrics & Gynecology kết luận rằng, u nang buồng trứng là tương đối phổ biến ở người lớn tuổi. Theo nghiên cứu này, sau khi xem kết quả siêu âm của gần 16.000 phụ nữ trên 55 tuổi, có khoảng 14% số phụ nữ có khối u nang. Khoảng 1/3 trong số này có khối u nang biến mất trong năm tiếp theo. Do vậy, việc bị u nang buồng trứng sau khi mãn kinh là hoàn toàn có thể.
U nang buồng trứng có thể phát triển thành ung thư không?
Có, nhưng với một tỷ lệ rất thấp. Và cũng như các loại ung thư khác, nguy cơ ung thư của bạn sẽ tăng dần theo tuổi. Mỗi năm, có khoảng 21.000 phụ nữ được chẩn đoán ung thư buồn trứng mỗi năm. Ung thư buồng trứng là loại ung thư gây tử vong đứng hàng thứ 5 ở nữ giới. Bác sĩ có thể tiến hành siêu âm để xác định xem liệu khối u của bạn có phải là ung thư hay không. Trên thực tế, siêu âm không thể xác định chính xác được khối u ung thư, nhưng nó có thể giúp bác sĩ xác định được liệu khối u của bạn chứa đầy dịch (u nang) hay là khối u cứng (có thể là u ung thư).
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Từ khi con chào đời, mẹ không chỉ trở thành người đồng hành mà còn phải tự trau dồi kiến thức để trở thành "chuyên gia" chăm sóc sức khỏe cho bé yêu.
VTV.vn - Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh sởi, trong đó phần lớn là trẻ dưới 1 tuổi.
VTV.vn - Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch lây truyền theo đường hô hấp, do virus sởi gây ra, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa lấy dị vật để quên khoảng 03 năm trong âm đạo của bệnh nhi B.C. (sinh năm 2016, ngụ tỉnh Đắk Lắk).
VTV.vn - Cứ tới thời điểm cận Tết, lại xảy ra rất nhiều vụ tai nạn pháo nổ, trong đó nạn nhân đa phần là học sinh còn nhỏ tuổi, thanh, thiếu niên có tính tò mò đã tự chế tạo pháo.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho bé gái L.N.A.N (2 tháng tuổi, trú tại Quỳ Hợp, Nghệ An) bị nhiễm khuẩn rất nặng do nhiễm tụ cầu vàng.
VTV.vn - Human metapneumovirus không phải là virus mới, từng được phát hiện là một trong những tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em tại TP Hồ Chí Minh trong các năm 2023 và 2024.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thuốc giả Theophylline 200mg.
VTV.vn - Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, diễn biến ô nhiễm không khí đã tăng dần, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
VTV.vn - Gần đây, trên thị trường xuất hiện phương pháp nuôi con thông minh độc đáo, với DHA thực vật từ tảo biển, giúp trẻ phát triển trí não mạnh mẽ và khả năng tư duy vượt trội.
VTV.vn - Trải qua 2 lần phẫu thuật u giáp nhưng khối u vẫn tái phát, người phụ nữ 35 tuổi quyết định thử các cách chữa dân gian như đắp lá và uống thuốc nam.
VTV.vn - Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận bé trai 25 tháng tuổi, sau khi nuốt phải một chiếc kim băng sắc nhọn, đặc biệt nguy hiểm đó là chiếc kim băng đã bật nắp bảo vệ.
VTV.vn - Ngừng thở, ngừng tim ngoại viện, tổn thương não nghiêm trọng, đó là tình trạng của bệnh nhân nữ 67 tuổi (Thanh Hoá) sau khi uống một loại bột để chữa viêm dạ dày.
VTV.vn - Hàng năm, cứ vào dịp lễ Tết, Khoa Phỏng-Tạo hình, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) tiếp nhận nhiều trường hợp phỏng nặng do tai nạn phát nổ khi tự chế tạo pháo.
VTV.vn - Sau 3 ngày sốt, mệt mỏi, chị P.T.T.T. (39 tuổi, trú tại Vĩnh Phúc) đi khám và được nhập viện.