Những lưu ý với người dễ bị dị ứng thức ăn

P.V, icon
10:27 ngày 21/08/2020

VTV.vn - Dị ứng thức ăn có thể xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn, cần ngay lập tức đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Hình minh họa.

Dị ứng thức ăn chính là phản ứng của hệ miễn dịch với một số loại thức ăn được dung nạp vào cơ thể, hiện tượng này có thể gặp ở tất cả mọi đối tượng. Nếu bạn vẫn chưa nắm được nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý tình trạng dị ứng thức ăn thì hãy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.

Nên ăn uống như thế nào?

- Ăn đầy đủ các loại thịt, cá, trứng, sữa và các loại rau củ quả.

- Đặc biệt là uống đủ nước, hạn chế các loại nước ngọt và rượu bia.

- Tránh các loại thức ăn nhanh, các sản phẩm là đồ hộp, đồ lên men cần thận trọng khi đối tượng sử dụng là những người có bệnh mạn tính.

- Tránh các loại thức ăn gây dị ứng nếu đã biết trước.

Các yếu tố sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng

- Người có tiền sử gia đình bị dị ứng hen suyễn, chàm, phát ban ngứa.

- Người từng bị dị ứng thực phẩm và có lặp lại tương tự.

- Người bị dị ứng với một loại thức ăn đặc biệt sẽ có nguy cơ cao mắc các dị ứng khác.

- Dị ứng thức ăn có thể gặp ở mọi giới và mọi lứa tuổi.

Các biểu hiện dị ứng có thể chỉ thoáng qua hoặc rất nặng nề

- Ngứa ran hoặc ngứa trong miệng; sưng môi, mặt, lưỡi và các bộ phận khác của cơ thể, phát ban.

- Cảm giác khó thở, nghẹt mũi, thở khò khè.

- Có thể đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn ói.

- Chóng mặt, choáng váng thậm chí ngất xỉu.

Các biện pháp phòng ngừa

- Cần có sự hiểu biết về dị ứng thức ăn.

- Không sử dụng các loại thực phẩm đã từng có biểu hiện dị ứng trước đó.

- Trường hợp hay đau bụng sau khi ăn một số loại thực phẩm nào đó cũng cần hết sức quan tâm. Vì những trường hợp này dễ dàng bị bỏ qua và cũng ít được xem là một dạng của dị ứng thức ăn.

- Cần trang bị kiến thức về dị ứng trong các bếp ăn tập thể. Đặc biệt là trường học, nhà trẻ để hạn chế tối đa tình trạng dị ứng ở trẻ em.

- Nếu không rõ dị ứng loại thức ăn nào có thể dùng phép thử loại trừ từng loại thức ăn. Phương pháp này cần nhiều thời gian và phải hết sức thận trọng, cần báo cho thầy thuốc của bạn rõ về tình trạng này để kịp thời xử lý khi khi có biểu hiện dị ứng xảy ra.

- Kiểm tra kỹ bao bì đóng gói đảm bảo không chứa các thành phần bị dị ứng.

- Kiểm tra nguồn gốc, hạn dùng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi sử dụng

- Tăng cường sức đề kháng bằng các loại vitamin khoáng chất từ các loại trái cây, uống nhiều nước, chăm chỉ tập thể dục- thể thao, giữ giác ngủ ngon cũng là yếu tố quan trọng đẩy lùi tình trạng dị ứng, giúp cơ thể duy trì được sức khỏe tốt hơn

- Liên hệ ngay cơ sở y tế gần nhất khi nghi ngờ dị ứng để có biện pháp xử trí kịp thời.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục