Gần 11h trưa ngày 3/8, trời Đà Nẵng nóng bức, hơn 20 con người trong căn phòng tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đà Nẵng vẫn đang miệt mài làm việc. Hai dãy bàn được kê gọn gàng là gần 20 sinh viên đang ngồi cặm cụi bên chiếc máy vi tính với chi chít con số.
Chị Hoàng Thị Minh Hiền, Khoa truyền thông Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng giới thiệu:
"Đây là tổ ghi chép việc giám sát cộng đồng có 7 thành viên. Mỗi người phụ trách một quận, huyện. Khi có các ca bị nhiễm COVID-19 ở các địa bàn, các tình nguyện viên dưới đó sẽ điều tra dịch tễ rồi gửi các tài liệu lên đây. Các tình nguyện viên ở đây kiểm đếm, ghi chép rồi báo cáo lại cho tôi để tổng hợp danh sách những người liên quan".
Các thành viên trong tổ tình nguyện đang nhập số liệu từ địa bàn gửi về.
Lơ Mu K’Nhi là sinh viên vừa tốt nghiệp Khoa Y tế Công cộng, Trường ĐH Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng. Thi tốt nghiệp xong, nhiều bạn bè lên đường đi du lịch hoặc về quê thư giãn chờ ngày lấy bằng để đi xin việc. Khi đang ở phòng trọ để dọn dẹp đồ đạc về Lâm Đồng giúp bố mẹ việc đồng áng, K’Nhin nhận được thông báo của nhà trường tuyển sinh viên tình nguyện hỗ trợ lực lượng chức năng phòng, chống dịch COVID-19.
Không chút đắn đó, K’Nhi lập tức đến trường đăng ký ngay vào đội Tình nguyện cộng đồng. "Đến giờ em giấu bố mẹ đi làm tình nguyện vì sợ mọi người lo lắng cho em. Suốt ngày mẹ em gọi điện dặn dò dịch bệnh phức tạp phải ở nguyên trong phòng trọ em cứ dạ vâng để mẹ yên lòng" - K’Nhi chia sẻ.
Em Lơ Mu K’Nhi, Khoa Y tế Công cộng, Trường ĐH Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng.
Tân cử nhân Nguyễn Thanh Vũ cũng vừa tốt nghiệp cùng khoa với Nhi cho biết, khi dịch bệnh xảy ra, bố mẹ động viên ở lại để giúp đỡ mọi người vì mình học trong lĩnh vực ngành Y: "Bố mẹ em dặn cả nước đang gồng mình chống dịch. Là một cử nhân Y tế Công cộng em phải giúp đỡ mọi người phòng, chống dịch thế là em đăng ký tình nguyện vào Đội tình nguyện cộng đồng".
Do được học trong nhà trường các kiến thức về dịch tễ, nên khi tiếp nhận công việc và được sự hướng dẫn tận tình của các Y, bác sỹ, Vũ và các thành viên nắm bắt rất nhanh công việc cần làm và được mọi người đánh giá cao. "Việc làm của em tuy nhỏ không thể so được với hàng chục ngàn Y, bác sỹ nhưng đó là công sức và trí tuệ mình bỏ ra nên ai cũng tự hào. Mọi người trong đội hứa với nhau sẽ cố gắng hết sức mình cho đến ngày dịch COVID-19 được dập tắt" - Nguyễn Thanh Vũ nhấn mạnh.
Nhập liệu đòi hỏi sự tập trung cao để bảo đảm độ chính xác..
Đội tình nguyện cộng đồng được thành lập khi dịch COVID-19 bùng phát trên địa bàn Đà Nẵng. Để dịch được khống chế, công việc điều tra dịch tễ liên quan đến các ca lây nhiễm trong cộng đồng hết sức khẩn trương và phức tạp.
Theo đó, 343 sinh viên vừa tốt nghiệp trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng được huy động để tình nguyện lăn lộn vào cộng đồng điều tra dịch tễ và truy vết.
"Đội được chia thành nhiều tổ phụ trách tại các quận, huyện trên địa bàn. Tại CDC có một tổ riêng, khi các tổ phụ trách địa bàn báo cáo lên các thành viên tại đây sẽ sàng lọc lại rồi lập danh sách báo cáo cho chúng tôi" - bác sĩ Trương Tấn Nam, Trưởng phòng Kế hoạch Nghiệp vụ Y, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng cho biết.
Hàng nghìn sinh viên khác của ĐH Kinh tế Y Dược Đà Nẵng cũng có mặt tại các khu cách ly, điểm chốt trực.
Do các sinh viên chủ yếu đang ở trọ và ký túc xá nên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng bố trí ăn uống hằng ngày cho các thành viên.
"Công việc tình nguyện nhưng các em làm việc hăng say như một nhân viên thực thụ. Có nhiều đêm khi có kết quả xét nghiệm, các tình nguyện viên ở địa bàn lại lao vào màn đêm gõ cửa từng nhà để điều tra dịch tễ. Nguy hiệm cận kề nhưng các em không chút than vãn, kêu ca" - bác sĩ Trương Tấn Nam cho hay.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Trong nhiều thế kỷ, rong biển chứa fucoidan đã được đánh giá cao vì đặc tính dinh dưỡng và trị liệu của chúng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhi H.Đ.K. (13 tháng tuổi, trú tại Yên Thành, Nghệ An) bị bỏng nước sôi bàn tay trái, kèm tình trạng nhiễm khuẩn.
VTV.vn - Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng uống cà phê có thể hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột.
VTV.vn - Khoa Mắt - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và điều trị cho một bé trai bị lưỡi câu móc vào mi mắt.
VTV.vn - Đa số các phụ huynh sẽ lo sợ khi con có biểu hiện dị ứng sau uống sữa. Hãy cùng đồng hành với chúng tôi để giải quyết vấn đề của con bạn.
VTV.vn - Sức khỏe răng miệng có mối quan hệ chặt chẽ với sức khỏe cả cơ thể. Vì vậy, chăm sóc răng miệng vô cùng cần thiết.
VTV.vn - Một bé gái nặng 2,5kg đã chào đời khỏe mạnh dù phải đối mặt với thử thách cực kỳ hiếm gặp với 9 vòng dây rốn quấn cổ.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần từ ngày 6 - 13/12.
VTV.vn - Thời tiết mùa Đông Xuân với đặc trưng lạnh và ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh chóng, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp.
VTV.vn - Thông tin từ WHO và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Châu Phi, một dịch bệnh chưa rõ nguyên nhân đang bùng phát tại khu vực Panzi, tỉnh Kwango, CHDC Congo.
VTV.vn - Dung dịch vệ sinh tai mũi họng chứa bào tử lợi khuẩn LiveSpo NAVAX được kiểm chứng lâm sàng an toàn cho mọi lứa tuổi, hạn chế lượng dùng kháng sinh điều trị bệnh hô hấp.
VTV.vn - Cố gắng lấy xương cá bị hóc, người đàn ông 69 tuổi (Kinh Môn, Hải Dương) phải nhập viện với chẩn đoán phù nề hạ họng, thanh quản.
VTV.vn - Đốt than hoa sưởi ấm trong nhà vào ban đêm và đóng cửa đi ngủ, cả gia đình 4 người ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh phải nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Quyết định thay 2 khớp gối không cắt gân cơ tại Bệnh viện Hồng Ngọc đã giúp vợ chồng ông Quảng vượt qua nỗi đau do bệnh thoái hóa khớp, tìm lại được đôi chân khỏe mạnh.
VTV.vn - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân nữ trẻ tuổi bị viêm não tự miễn, nguyên nhân từ khối u buồng trứng.