Phát hiện và phòng ngừa bệnh loãng xương ở phụ nữ

Vì cuộc sống, icon
06:00 ngày 15/11/2013

 Bệnh loãng xương được coi là vấn đề quan trọng của Y tế cộng đồng bởi tỷ lệ người mắc cao, đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.

Theo số liệu thống kê của Hội loãng xương TP.HCM, ước tính nước ta hiện có khoảng 2,8 triệu người mắc bệnh loãng xương. Trong đó có 2,1 triệu phụ nữ đang chung sống với bệnh loãng xương và gánh chịu những hệ lụy nặng nề do căn bệnh nguy hiểm này gây ra.

Bệnh loãng xương xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa số lượng xương mới hình thành và số lượng xương cũ bị phá vỡ. Biến chứng nặng nề nhất của loãng xương có thể kể đến như hiện tượng gẫy xương bất ngờ chỉ do các va đập nhỏ, đặc biệt là vũng xương cổ tay, cổ xương đùi và gãy núm đốt sống.

Chính vì vậy, việc phát hiện sớm nguy cơ loãng xương để có các biện pháp bảo vệ xương và phòng ngừa bệnh kịp thời đóng vai trò quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chủ quan và chưa ý thức rõ mức độ nguy hiểm của căn bệnh này cũng như sự cần thiết của việc phòng ngừa bảo vệ xương.

VIDEO dưới đây sẽ giúp quý vị và các bạn hiểu rõ hơn về việc phát hiện sớm bệnh loãng xương ở phụ nữ cũng như các biện pháp phòng ngừa bệnh:

Cùng chuyên mục