
Ngày Tết, chế độ ăn của trẻ thường bị thay đổi. Trẻ nhỏ thường không được cho ăn đúng bữa, lượng nước cung cấp cho trẻ không đầy đủ. Ngược lại, trẻ lớn ít bị kiểm soát chế độ ăn như ngày thường nên có thể ăn quá nhiều. Bánh kẹo, mứt tết và nước ngọt là những thực phẩm mà trẻ ưa thích và hay lạm dụng trong ngày Tết. Một số thức ăn khác trong ngày Tết như bánh chưng, bánh tét, lạp xưởng… chứa nhiều chất béo không có lợi cho sức khỏe của trẻ. Lượng rau xanh trong ngày Tết so với ngày thường lại ít hơn nhiều.
Những thay đổi về chế độ ăn trong ngày Tết có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện của rối loạn tiêu hoá ở trẻ rất đa dạng, phụ thuộc vào lứa tuổi và nguyên nhân gây bệnh. Trẻ nhỏ có thể biểu hiện bằng quấy khóc, biếng ăn, nôn trớ, chướng bụng, tiêu chảy. Trẻ lớn có thể than đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói, táo bón hay tiêu chảy.
Một số triệu chứng thường gặp ở trẻ bị bệnh rối loạn tiêu hóa:
- Đau bụng: Đau không liên tục, thường liên quan đến bữa ăn, có thể khởi phát với một loại thức ăn nhất định như sữa, thức ăn nhiều chất béo… Đau thường chỉ ở mức độ nhẹ đến trung bình. Các cơn đau này gây khó chịu nhưng không ảnh hưởng nhiều đến tổng trạng của bé. Vị trí đau thường ở vùng thượng vị hoặc quanh rốn. Trẻ nhỏ chưa biết nói thường biểu hiện bằng quấy khóc, đôi khi bỏ ăn.
- Chán ăn: Trẻ ăn ít hoặc không chịu ăn. Mỗi cữ ăn hay cữ bú thường kéo dài hơn so với bình thường.
- Đầy bụng: Cảm giác no khi ăn một lượng thức ăn ít hơn so với lứa tuổi, làm trẻ không muốn ăn tiếp tục.
- Chướng bụng: Bụng trẻ căng hơn bình thường, nhất là tại vùng thượng vị. Khi gõ vào thành bụng nghe tiếng vang. Triệu chứng đầy bụng và chướng bụng là do thức ăn chậm di chuyển trong ống tiêu hóa.
- Ợ: Thường trẻ ợ do có nhiều hơi trong dạ dày. Nguyên nhân là do trẻ nuốt quá nhiều hơi khi ăn hoặc khi bú. Trẻ thường bứt rứt, vặn mình, đỏ mặt. Trẻ lớn và người lớn có cảm giác khó chịu vùng thượng vị. Ở các bệnh nhân này, ợ hơi mang lại cảm giác dễ chịu.
- Buồn nôn và nôn ói: Trẻ có cảm giác buồn nôn khi đang ăn hoặc sau khi ăn một thời gian ngắn. Chất ói thường là thức ăn còn nguyên hoặc thức ăn chưa tiêu hóa hết. Nếu trẻ ói ra máu, dịch xanh hay dịch vàng, cần đưa trẻ đi khám để loại trừ các bệnh lý nặng như xuất huyết dạ dày, viêm tụy cấp, viêm ruột thừa, tắc ruột.
- Tiêu chảy: Tiêu chảy là khi trẻ đi tiêu phân lỏng từ 3 lần trở lên trong một ngày. Tiêu chảy cấp thường hết sau 5 - 7 ngày. Một số trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài. Tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước và tử vong. Các trường hợp này cần đến khám tại các cơ sở y tế.
Để tránh cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa trong dịp Tết, các bậc phụ huynh nên chú ý:
- Duy trì chế độ ăn của trẻ gần với ngày thường.
- Mua dự trữ rau xanh, các loại củ quả, trái cây.
- Thức ăn nên chế biến đơn giản, không quá cầu kỳ, không nên cho nhiều gia vị và phải phù hợp với khẩu vị của trẻ.
- Phải kiểm soát khẩu phần ăn của trẻ để tránh lạm dụng các thực phẩm ngày Tết, đặc biệt là bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn nhiều chất béo. Nên tăng cường trong bữa ăn rau xanh, các loại thủy hải sản thay vì chỉ sử dụng thịt để chế biến.
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, các mẹ nên:
- Bù nước: cần cho trẻ uống thêm các loại nước sau: nước canh, nước cháo, sữa đậu nành, sữa chua, nước trái cây như cam vắt (không thêm hoặc thêm rất ít đường), nước dừa tươi, nước chín. Cần tránh các loại nước giải khát, nước ép trái cây quá ngọt vì chúng làm cho bệnh xấu hơn. Tuy nhiên nếu trẻ quá "thèm", bạn có thể dùng nhưng phải pha loãng ít nhất 3-4 lần. Tránh các thức uống có cà phê. Cho trẻ uống nhiều tùy theo khả năng của trẻ. Cần phải uống chậm, từng muỗng (từng ngụm nếu trẻ lớn hơn). Nếu trẻ bị ói thì ngưng lại khoảng 10 phút, sau đó cho trẻ uống lại nhưng chậm hơn.
- Đối với trẻ còn đang bú mẹ phải duy trì tối đa nguồn sữa mẹ giúp trẻ có sức đề kháng tốt hơn với các bệnh tật.
- Có thể cho trẻ uống thêm men tiêu hóa (probiotic) trong các ngày đầu của bệnh để giúp tái lập lại hệ vi sinh đường ruột sau khi bị rối loạn.
Đem bé đến cơ sở y tế ngay khi:
- Bé bỏ ăn, bỏ bú.
- Bé mệt, bệnh nhiều hơn.
- Bé rất khát nước.
- Bé ói liên tục.
- Bé sốt cao khó hạ.
- Bé tiêu phân có máu.
- Bé li bì, khó đánh thức.
- Bé có co giật.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa gắp thành công dị vật là pin cúc áo trong mũi bé 4 tuổi.
VTV.vn - Theo Bản tin Bộ Y tế về tình hình chống dịch COVID-19, ngày 31/1, ghi nhận 36 ca mắc COVID-19 mới; có 15 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
VTV.vn - Thời điểm đông - xuân là cao điểm của một số bệnh lý đường hô hấp, trong khi dịch COVID -19 có dấu hiệu bùng phát trở lại.
VTV.vn - Sau Tết Nguyên đán, thời tiết Miền Bắc lạnh sâu, nhiều người cao tuổi phải nhập viện điều trị vì mắc các bệnh đường hô hấp.
VTV.vn - Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật nội soi lồng ngực loại bỏ khối u trung thất giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe, chất lượng cuộc sống, tránh những biến chứng.
VTV.vn - Nhận thấy ô tô bật tín hiệu khẩn cấp trên đường, 2 đồng chí CSGT ở Mộc Châu, Sơn La dẫn đường cho xe chở người cấp cứu tới bệnh viện kịp thời.
VTV.vn - Chiều 31/1, ông Lê Ngọc Huấn, Trưởng tàu SE1 (Đoàn Tiếp viên đường sắt Hà Nội) cho biết, tổ tàu vừa kịp thời cứu sống một bé sơ sinh bị bỏ rơi trên bậc lên xuống của tàu.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa xây dựng Kế hoạch số 282/KH-SYT về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn ngành Y tế Hà Nội năm 2023.
VTV.vn - Chỉ trong vòng 1 tuần, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận điều trị thành công 10 ca lóc động mạch chủ.
VTV.vn - Bệnh viện Đại học Y dược Shing Mark vừa tiến hành điều trị sớm bệnh ung thư đại tràng ngang cho nam bệnh nhân Đ.N.P. (34 tuổi, ngụ tại tỉnh Đồng Nai).
VTV.vn - Tình trạng khẩn cấp về COVID-19 tại Mỹ sẽ được gia hạn một lần nữa cho đến ngày 11/5 và sau đó sẽ chấm dứt.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm qua tiếp tục đánh giá đại dịch COVID-19 vẫn là tình trạng y tế khẩn cấp gây lo ngại trên toàn cầu.
VTV.vn - Một chế độ dinh dưỡng đảm bảo và khoa học sẽ cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết để tái tạo mô, nâng cao sức chống đỡ của cơ thể.
VTV.vn - Vào mùa lạnh, đặc biệt là những đợt rét đậm đột ngột, bệnh viêm họng, viêm thanh quản rất dễ xuất hiện.
VTV.vn - Có khoảng 20% người trưởng thành ở Mỹ đang phải sử dụng thuốc ngủ để duy trì giấc ngủ mỗi ngày của mình.