Theo bác sĩ Khổng Minh Tuấn, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa với 3 loại bệnh, bao gồm đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2 và đái tháo đường thai kỳ. Bệnh có đặc điểm là tăng glucose huyết (đường máu), rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protid, lipid (tinh bột, đạm, chất béo), gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim, mạch máu, thận, mắt và thần kinh.
Mục tiêu của điều trị bệnh đái tháo đường là duy trì mức đường máu lúc đói trong khoảng ổn định là 4,4 - 6,1 mmol/L (tối đa là 6,2-7,0 mmol/L)
Các biến chứng của đái tháo đường bao gồm: Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, bệnh thận, bệnh võng mạc, bệnh thần kinh.
Tăng huyết áp
Khoảng 50 - 70% bệnh nhân đái tháo đường thường có tăng huyết áp, tùy thuộc loại đái tháo đường, tuổi, mức độ béo phì… Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính của bệnh mạch vành, đột qụy và biến chứng mạch máu nhỏ. Người bệnh đái tháo đường phải theo dõi huyết áp thường xuyên để có biện pháp điều trị kịp thời.
Đối với người bệnh đái tháo đường bị tăng huyết áp, cần thay đổi lối sống bao gồm giảm cân nếu có thừa cân. Dùng chế độ ăn dành cho người tăng huyết áp, bao gồm giảm muối và tăng lượng kali ăn vào; hạn chế uống rượu và tăng hoạt động thể lực. Loại hình luyện tập thông dụng và dễ áp dụng nhất là đi bộ 150 phút mỗi tuần (hoặc 30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi tuần nên tập kháng lực (kéo dây, nâng tạ) với tần suất 2- 3 lần. Người già, người bị đau khớp có thể chia thời gian tập nhiều lần trong ngày, như đi bộ sau 3 bữa ăn, mỗi lần 10 - 15 phút. Người còn trẻ nên tập khoảng 60 phút mỗi ngày, tập kháng lực ít nhất 3 lần mỗi tuần.
Rối loạn lipid máu
Người bệnh đái tháo đường cần kiểm tra lipid máu để có chế độ điều chỉnh khi có rối loạn. Các yếu tố có thể thay đổi để kiểm soát rối loạn lipid máu bao gồm: Điều chỉnh chế độ ăn, thay đổi lối sống.
- Điều chỉnh chế độ ăn nhằm giảm cholesterol xấu. Có ba nhóm thức ăn làm cần phải giảm để đạt được mục tiêu giảm cholesterol xấu. Thứ nhất là giảm thức ăn có chứa acid béo bão hòa, gồm các loại mỡ từ động vật. Thứ hai là giảm chất béo dạng Trans - đây là acid béo nằm trong các trong sản phẩm có chứa mỡ hoặc dầu bị hydrogen hóa như khoai tây chiên, bánh quy, bơ thực vật. Người bệnh đái tháo đường không nên ăn các sản phẩm chiên, rán trong dầu ở nhiệt độ cao. Thứ ba đó là thức ăn chứa cholesterol có trong các sản phẩm từ động vật như phủ tạng, lòng đỏ trứng, tôm, sữa toàn phần…
- Thay đổi lối sống: Bao gồm việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường hoạt động thể lực, hạn chế căng thẳng.
Các biến chứng mạch máu nhỏ
Để phòng tránh bệnh thận do đái tháo đường, ít nhất mỗi năm một lần cần đánh giá albumin niệu và mức lọc cầu thận ở tất cả các bệnh nhân đái tháo đường type 2 cùng tất cả các bệnh nhân có tăng huyết áp phối hợp. Bệnh nhân đái tháo đường type 2 cần được khám mắt toàn diện, đo thị lực tại thời điểm được chẩn đoán bệnh đái tháo đường.
Nếu không có bằng chứng về bệnh võng mạc và đường huyết được kiểm soát tốt, có thể khám mắt 2 năm một lần. Nếu có bệnh võng mạc do đái tháo đường, cần khám võng mạc ít nhất hàng năm. Nếu bệnh võng mạc đang tiến triển hoặc đe dọa đến thị lực, phải khám mắt thường xuyên hơn.
Tất cả các bệnh nhân đái tháo đường cần được kiểm tra bàn chân vào mỗi lần khám bệnh, để đánh giá về bệnh thần kinh ngoại biên, phát hiện các yếu tố nguy cơ của loét và cắt cụt chi.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thuốc giả Theophylline 200mg.
VTV.vn - Hàng năm, cứ vào dịp lễ Tết, Khoa Phỏng-Tạo hình, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) tiếp nhận nhiều trường hợp phỏng nặng do tai nạn phát nổ khi tự chế tạo pháo.
VTV.vn - Sau 3 ngày sốt, mệt mỏi, chị P.T.T.T. (39 tuổi, trú tại Vĩnh Phúc) đi khám và được nhập viện.
VTV.vn - Ngày 6/1, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp tử vong nghi do bệnh dại tại huyện Krông Ana.
VTV.vn - Ngày 5/1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có thông tin về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người human metapneumovirus (HMPV) tại Trung Quốc.
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận bệnh nhi 4 tuổi tử vong do bệnh ho gà. Đáng lưu ý, bệnh nhi chưa tiêm vaccine phòng bệnh có thành phần ho gà.
VTV.vn - Trong năm qua, nhiều cơ sở điều trị đã báo động về một bệnh giun đũa của loài chó lây sang người: bệnh ấu trùng giun đũa chó (Toxocara Canis).
VTV.vn - Hiện nay, trẻ đi học thường hay gặp một số các bệnh về mắt như: viêm kết mạc (đau mắt đỏ), viêm nhiễm mi mắt, tật khúc xạ.
VTV.vn - UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về phòng chống dịch bệnh năm 2025 và giao nhiệm vụ cho các đơn vị phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc tăng cường kiểm tra, giám sát mua bán, sử dụng sản phẩm từ hạt sang.
VTV.vn - Tính đến hết tháng 11 năm 2024, toàn tỉnh Hải Dương có 15.027 người nghi lao được xét nghiệm đờm soi trực tiếp, phát hiện 1.046 bệnh nhân lao các thể.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Khoa Nội nhi Tổng hợp - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã khám và điều trị nhiều trường hợp bệnh nhi bị bệnh viêm mao mạch dị ứng (Schonlein Henoch).
VTV.vn - Đó là cơ sở gắn biển hiệu "Đông Y Hồng Lý" tại địa chỉ số 517 Bình Thành, Khu phố 2, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân.
VTV.vn - Dịp cận Tết Nguyên đán là thời điểm các dịch bệnh dễ bùng phát, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa.
VTV.vn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận bé trai 4 tuổi, trú tại tỉnh Bình Phước, đến khám và nhập viện vì tình trạng táo bón kéo dài.