Bác sĩ Vũ Thành Khoa – Trưởng Khoa Tai mũi họng cho biết: đa số các trường hợp là trẻ từ 1-3 tuổi, do còn nhỏ chưa có ý thức nên trong lúc vui chơi với những vật kích thước bé, trẻ đã lấy nhét vào hốc tai, mũi, họng. Rất nhiều trẻ bị mắc dị vật đến nhập viện ở giai đoạn khá trễ do không có biểu hiện rõ ràng, trẻ chỉ quấy khóc bình thường nên các bậc phụ huynh không phát hiện kịp thời.
Đáng nói, một số trường hợp khi thấy dị vật lại cố gắng lấy ra không đúng cách khiến dị vật càng len vào sâu, gây biến chứng nguy hiểm. Đến khi nhập viện, bé sẽ càng khóc quấy do đau rát nên việc xử trí của nhân viên y tế gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, nếu đưa trẻ đến sớm, bác sĩ sẽ gắp dị vật ra dễ dàng, bệnh nhân được về luôn trong ngày mà không phải gây mê, uống thêm thuốc hay nằm viện.
Hình ảnh chụp X-Quang phát hiện dị vật cản quang hình tròn trong thực quản của bé T.
Như trường hợp của bé V.N.M.T. (3 tuổi, trú tại Cao Xanh, Hạ Long, Quảng Ninh) khi đang vui chơi bỗng nhiên kêu đau tai, khó chịu. Thấy có vật lạ trong tai, gia đình đã cố gắng lấy ra nhưng lại làm dị vật càng trôi vào sâu hơn.
Sau khi đưa đến bệnh viện kiểm tra, các bác sĩ thấy cháu bị dị vật lọt vào tai phải nên đã nhanh chóng tiến hành gây mê nội soi lấy dị vật. Qua nội soi, phát hiện dị vật là loại hạt cườm nhỏ, sắc cạnh, dễ len lỏi sâu, nếu không gắp ra kịp thời có thể gây tổn thương màng nhĩ của trẻ.
Một trường hợp khác của cháu N.C.T. (2 tuổi, trú tại Hồng Hà, Hạ Long) nhập viện trong tình trạng nôn ọe, ho nhiều kèm khó thở. Gia đình cho biết, do bất cẩn không chú ý nên bé đã cầm cục pin con thỏ cho vào miệng cắn làm phần đuôi pin rơi ra và lọt xuống cổ họng khiến bé la khóc, ho sặc sụa.
Sau khi tiếp nhận, bé được đưa đi chụp X-Quang phát hiện dị vật cản quang hình tròn đoạn thực quản cổ C7. Ngay lập tức, bé T. được các bác sĩ gây mê và cẩn thận lấy dị vật ra khỏi thực quản để tránh gây thêm tổn thương cho niêm mạc. Bệnh nhi được tiếp tục điều trị bằng kháng sinh chống viên sau khi phần đuôi pin bằng kim loại được gắp ra thành công. Bé T. nhanh chóng hồi phục và ăn uống bình thường.
Không chỉ 2 trường hợp trên, bệnh viện đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp trẻ bị hóc dị vật. Trẻ bị học di vật do các tác nhân rất đa dạng, từ mẩu xương, các loại hạt, viên bi, cục pin, tăm xỉa răng, hạt cườm cho đến những mảnh nhựa hay chi tiết nhỏ trong đồ chơi của trẻ ở nhà...
Trẻ nhỏ khi bị dị vật mắc vào vùng tai, mũi, họng nếu không được xử trí đúng và kịp thời có thể gây những biến chứng vô cùng nguy hiểm như: ngạt thở cấp khi dị vật vướng đường thở, áp-xe thực quản khi dị vật rơi sâu trong thực quản, viêm xoang khi dị vật mắc vào hốc mũi, thủng màng nhĩ đối với dị vật ở tai.
Các bác sĩ khuyến cáo: phụ huynh cần kiểm soát được các đồ vật bé sử dụng, cần chú ý không cho chơi và đặt ngoài tầm tay trẻ những loại vật dụng, đồ chơi có kích thước nhỏ như: cúc áo, đồng xu, kẹp tóc, cục pin, viên bi… vì trẻ nhỏ thường có thói quen bỏ vật lạ vào miệng, mũi, tai. Các loại dị vật này có thể kẹt ở thực quản, nguy hiểm hơn là đi vào đường thở nguy cơ gây tử vong nếu không lấy ra kịp thời. Ngoài ra, trong lúc ăn trẻ nhỏ tuổi chưa hình thành được phản xạ lừa xương nên cần phải thận trọng khi chế biến thức ăn trẻ, đảm bảo xương được loại bỏ hết. Đặc biệt không nên ép ăn lúc bé khóc hay cười vì rất dễ bị sặc.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.