Theo lời kể của bệnh nhân, vào ban đêm khi đang ngủ, bệnh nhân bị rắn cạp nia bò lên giường, cắn vào mạn sườn trái.
Ngay khi phát hiện rắn cắn, bệnh nhân được đưa đến cấp cứu tại bệnh viện nên đã được xử trí kịp thời, không gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Theo các bác sĩ, hàng năm, cứ vào mùa mưa, số bệnh nhân nhập viện do bị rắn độc cắn lại gia tăng. Tại bệnh viện, từ đầu năm đến nay, đã có 20 trường hợp bệnh nhân nhập viện do rắn độc cắn, cao điểm từ tháng 6 đến tháng 8, có 16 trường hợp.
Đối với các bệnh nhân bị rắn cắn, việc nhận biết rắn cắn, sơ cứu ban đầu đúng cách và đưa người bị rắn cắn đến cơ sở y tế là vô cùng cần thiết. Dưới đây là những lưu ý khi gặp trường hợp bị rắn cắn:
Nhận biết rắn độc và rắn không độc
Có thể nhận ra được một số loại rắn độc thường gặp dựa vào các đặc điểm đặc trưng bên ngoài của rắn: rắn hổ mang (khi chuẩn bị tấn công thì cổ bạnh, phát âm thanh đặc trưng), rắn cạp nong (thân mình khúc vàng khúc đen), rắn cạp nia (thân mình khúc trắng khúc đen), họ rắn lục (đầu to hình thoi hoặc tam giác).
Rắn độc thường có 2 răng độc lớn (còn gọi là móc độc) và thường ở vị trí răng cửa hàm trên, do đó khi cắn thường để lại vết cắn đặc trưng có thể giúp phân biệt với rắn không độc. Răng độc đóng vai trò như một kim tiêm dưới da hoặc tiêm vào bắp thịt. Một số loại rắn hổ mang mặc dù ở cách nạn nhân một khoảng cách vẫn có thể phun nọc độc về phía nạn nhân và gây tổn thương mắt, có thể từ đó gây nhiễm độc toàn thân.
Các bước sơ cứu nên làm
Người bên cạnh cần động viên người bị rắn cắn bình tĩnh, bớt lo lắng. Tuyệt đối không để bệnh nhân tự đi lại (vì vận động nhiều sẽ làm nọc độc di chuyển vào cơ thể nhanh hơn). Bất động chân, tay bị cắn (có thể bằng nẹp). Để bộ phận có vết cắn ở vị trí ngang bằng hoặc thấp hơn vị trí của tim; cởi các đồ trang sức (nhẫn, vòng) ở vùng bị cắn.
Nếu rắn hổ cắn có thể gây liệt (hổ mang chúa, cạp nong, cạp nia, rắn biển, rắn hổ mang thường) thì áp dụng kỹ thuật băng ép bất động và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất bằng phương tiện vận chuyển, nên gọi điện báo trước để được tư vấn.
Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm.
Tuyệt đối không nên mất thời gian đi tìm thầy lang, lá thuốc. Không đợi ở nhà chờ khi có các biểu hiện nhiễm độc rõ mới đến bệnh viện vì sẽ muộn và mất cơ hội cứu chữa tại bệnh viện. Không chích rạch vết cắn nếu rắn lục cắn vì có thể gây chảy máu khó cầm ở vết rạch. Không làm các biện pháp khác như: chườm đá, gây điện giật...
Kỹ thuật băng ép bất động sơ cứu rắn cắn: Dùng băng rộng khoảng 5-10cm, dài vài mét, có thể băng chun, băng vải hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Cởi đồ trang sức ở vùng bị cắn vì dễ gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề. Không cố cởi quần áo vì dễ làm vùng bị cắn cử động, có thể băng đè lên quần áo.
Vết cắn ở bàn, ngón tay, cẳng tay: Băng ép bàn, ngón tay, cẳng tay. Dùng nẹp cố định cẳng bàn tay. Dùng khăn hoặc dây treo lên cổ bệnh nhân.
Duy trì băng ép bất động tới khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế có khả năng cấp cứu hồi sức hoặc có thuốc giải độc (bác sĩ quyết định thời điểm tháo băng ép).
Vết cắn ở thân mình: Ép lên vùng bị cắn nhưng không làm hạn chế cử động thành ngực. Không băng ép khi rắn lục cắn.
Vận chuyển: Duy trì biện pháp băng ép và bất động, khẩn trương vận chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất, tốt nhất là bằng ô tô. Trong khi vận chuyển nên để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân.
Nạn nhân không nên tự đi thẳng lên các bệnh viện tuyến trên vì đường xa và có thể xảy ra nguy hiểm trên đường đi mà không được hỗ trợ.
Phòng tránh rắn cắn
Để phòng tránh rắn cắn, người dân nên biết nhận dạng các loài rắn độc, biết được môi trường sống, thức ăn, đặc tính hoạt động của một số loài rắn. Khi gặp rắn nên chủ động tránh, nếu không tránh được thì không nên có những hành động đe dọa rắn hoặc bắt rắn.
Khi đi rừng, đồng ruộng, nương rẫy, cần chuẩn bị những dụng cụ cần thiết, đi ủng hoặc giày cao cổ, mặc quần áo vải dày, đội mũ rộng vành. Phải có gậy khua rắn. Nếu đi đêm phải có đuốc hoặc đèn pin. Phải biết cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn.
Tại nơi ở, cần thường xuyên kiểm tra phát hiện nơi rắn hay trú ẩn (mái lợp tranh rạ, mái hiên, tường rơm có khe nứt lớn…). Không nên ngủ dưới đất. Ngủ trong màn để tránh rắn bò vào cắn khi đang ngủ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Thời gian gần đây, Khoa Nội nhi Tổng hợp - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã khám và điều trị nhiều trường hợp bệnh nhi bị bệnh viêm mao mạch dị ứng (Schonlein Henoch).
VTV.vn - Tất cả 4 nạn nhân nặng vụ phóng hoả tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng đã tự thở tốt và đang trong quá trình hồi phục.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024.
VTV.vn - Nghĩ rằng mật cá trắm có công dụng tốt cho sức khỏe, 2 người đàn ông khi mua cá trắm từ chợ về làm thịt đã lấy mật cá trắm uống.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản cảnh báo người dân không mua bán, sử dụng 2 loại thuốc giả là Clorocid TW3 và Tetracyclin TW3.
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, tình hình dịch sởi trên địa bàn còn diễn biến phức tạp, đến ngày 30/12, toàn tỉnh ghi nhận hơn 7.000 ca mắc, trong đó có 3 ca tử vong.
VTV.vn - Tai nạn xảy ra khi người đàn ông này điều khiển xe cuốc rẫy và va chạm với tổ ong vò vẽ, khiến đàn ong bay vào đốt ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành công văn gửi các đơn vị trực thuộc về việc đảm bảo công tác y tế trong dịp nghỉ Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
VTV.vn - Trái tim, lá gan, 2 quả thận được hiến của người phụ nữ đã được các bác sĩ tiến hành ghép cho 4 người bệnh.
VTV.vn - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm do tự ý điều trị bệnh gout tại nhà.
VTV.vn - Vàng da bệnh lý không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nghiêm trọng đến hệ thần kinh của trẻ, thậm chí đe dọa tử vong.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một trẻ viêm cơ tim tối cấp, sốc tim nhờ kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO).
VTV.vn - Một thai nhi bị vỡ ối sớm, các bác sĩ đã buộc phải cho bé chào đời ở tuần 26, thai nhi còn lại tiếp tục được theo dõi trong bụng mẹ đến tuần thai 31 thì được mổ lấy thai.
VTV.vn - Trong quá trình thực hiện thủ thuật thẩm mỹ vùng kín tại một spa tư nhân, cô gái trẻ bị xuất huyết âm hộ trái, vào Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) cấp cứu.
VTV.vn - Các chuyên gia khuyên bạn thực hiện những điều sau để việc luyện tập trong mùa Đông luôn an toàn và hiệu quả.