Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây nên. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng sốt, xuất huyết và thoát huyết tương. Tuy vậy, trong giai đoạn đầu, một số biểu hiện của bệnh dễ nhầm lẫn với cảm cúm, sốt phát ban và bệnh do sốt virus khác nên nhiều bệnh nhân thường chủ quan tự điều trị tại nhà.
Những sai lầm trong chăm sóc và điều trị sốt xuất huyết khi tự điều trị có thể làm cho tình trạng bệnh thêm nặng, gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp trong chăm sóc, điều trị cho người bệnh sốt xuất huyết:
Sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau sai
Có rất nhiều loại thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, trong đó paracetamol và các biệt dược của paracetamol là thuốc được khuyến cáo dùng để hạ sốt, giảm đau trong điều trị sốt xuất huyết. Do tự ý điều trị, nhiều người bệnh đã dùng những thuốc hạ sốt, giảm đau có chống chỉ định với bệnh sốt xuất huyết như aspirin, mefenamic acid, ibuprofen… Mặc dù những thuốc này có chức năng hạ sốt nhưng lại có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, chống đông máu. Khi dùng để điều trị sốt xuất huyết sẽ gây kích ứng xuất huyết dạ dày dữ dội, giảm tiểu cầu, khó cầm máu khi bị xuất huyết, có thể rối loạn đông máu và đe dọa đến tính mạng.
Bên cạnh việc uống không đúng loại thuốc hạ sốt, giảm đau, tình trạng uống quá liều cũng là sai lầm thường gặp. Thuốc hạ sốt, giảm đau paracetamol tương đối an toàn với liều điều trị, nhưng khi uống với số lượng lớn sẽ gây tổn thương gan: suy giảm chức năng gan, ngộ độc gan…
Giai đoạn đầu, người bị sốt xuất huyết thường sốt rất cao, khó hạ nên một số người đã tự ý uống hạ sốt paracetamol nhiều lần so với chỉ định của thuốc hoặc tăng liều trong mỗi lần uống dẫn đến quá liều.
Dùng thuốc kháng sinh
Sốt xuất huyết do virus Dengue gây bệnh, không phải vi khuẩn nên kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng, ngoài ra khi uống có thể làm người bệnh mệt hơn.
Truyền dịch tùy tiện
Bệnh sốt xuất huyết có 3 giai đoạn: giai đoạn sốt cao (2 - 3 ngày đầu của bệnh), giai đoạn nguy hiểm (4 - 6 ngày tiếp theo) và giai đoạn hồi phục (từ ngày thứ 7 trở đi). Việc chỉ định truyền dịch, truyền nước trong sốt xuất huyết phải căn cứ vào từng giai đoạn và mức độ cụ thể của từng người bệnh.
Giai đoạn sốt cao, tốt nhất nên bổ sung nước bằng cách uống oresol hoặc nước hoa quả. Giai đoạn nguy hiểm, truyền dịch như thế nào hay không truyền sẽ tùy thuộc vào tình trạng của từng người bệnh. Giai đoạn hồi phục cơ thể sẽ tái hấp thu dịch do giai đoạn nguy hiểm có hiện tượng thoát huyết tương ra khỏi lòng mạch. Việc truyền dịch tùy tiện nhất là trong giai đoạn hồi phục rất nguy hiểm vì có thể gây thừa dịch, phù phổi hoặc suy tim.
Sốt xuất huyết làm người bệnh mệt mỏi kéo dài, khá nhiều người nghĩ cần phải truyền dịch muối, đường, dung dịch sinh tố hay truyền đạm ngay cả khi bệnh đã lui, để người bệnh nhanh khỏe là không nên, nhất là việc truyền dịch lại thực hiện tại gia đình hoặc cơ sở y tế tư nhân không có kiến thức sâu về bệnh sốt xuất huyết, dễ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Pha, uống oresol không đúng hướng dẫn
Bệnh nhân sốt xuất huyết được khuyến cáo cần uống nhiều nước oresol, nước trái cây… Nhiều người phạm lỗi pha oresol không đúng liều lượng, do hiểu oresol là thuốc, chỉ cần đưa được vào cơ thể là đủ nên đã pha ít nước hơn so với hướng dẫn mà không biết rằng như vậy sẽ dẫn tới rối loạn nước điện giải cho cơ thể.
Lại có trường hợp, bệnh nhân uống ít nước, oresol trong giai đoạn sốt nhưng lại bổ sung quá nhiều trong giai đoạn hết sốt gây thừa nước cũng có thể dẫn đến phù phổi cấp.
Sử dụng thức ăn, đồ uống có màu đỏ, nâu, đen
Bệnh sốt xuất huyết có thể gây xuất huyết, chảy máu ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể. Theo dõi tình trạng xuất huyết, chảy máu ở người bệnh rất quan trọng để tiên lượng bệnh, xử trí kịp thời...
Việc cho người bệnh ăn những thức ăn, đồ uống có màu đỏ, nâu, đen có thể gây nhầm lẫn trong việc phân biệt đó là màu của thực phẩm hay dịch, máu (do chảy máu đường tiêu hoá) khi người bệnh nôn hay đi ngoài.
Thực phẩm thích hợp cho người bệnh nên là thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, lỏng, dễ tiêu; không có màu đỏ, nâu, đen; tránh ăn những món nhiều dầu, mỡ khó tiêu.
Cạo gió
Một số người thường hay cạo gió khi cảm cúm. Sốt xuất huyết cũng có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với cảm cúm nên nhiều người đã cạo gió khi bị bệnh. Việc làm này khiến cho người bệnh bị bầm da, chảy máu khó cầm hoặc nhiễm trùng huyết từ vết xước do dụng cụ cạo gió.
Không dám vệ sinh, tắm rửa
Nhiều bệnh nhân kiêng không tắm rửa vì nghĩ tắm sẽ khiến bệnh nặng hơn. Thực tế, bệnh nhân vẫn nên tắm nước ấm trong phòng kín gió để giữ vệ sinh thân thể. Đồng thời, trong giai đoạn sốt, tắm nước ấm cũng là cách hạ sốt không dùng thuốc.
Chủ quan do không biết bệnh sốt xuất huyết có thể mắc nhiều lần
Nhiều người nghĩ đã bị sốt xuất huyết rồi sẽ không bị lại. Thực tế, sốt xuất huyết có 4 type virus gây bệnh, người đã bị sốt xuất huyết vẫn có thể bị lần tiếp theo khi nhiễm type virus khác lần trước và thường lần mắc sau sẽ nặng hơn lần mắc trước. Cho nên một người đã từng mắc sốt xuất huyết dưới 4 lần vẫn cần phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết như những người chưa mắc.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật trong đêm cứu sống bệnh nhi ngay sau khi chào đời tại Khoa Sản – Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.