Chị Trần Thị Thanh (trú tại Buôn Hồ, Đắk Lắk) cho biết: "Con gái chị được 2 tuổi, cháu thường xuyên bị sổ mũi, ngạt mũi. Thấy con chỉ sổ mũi mà không sốt, không ho nên chị chủ quan không đưa bé đi khám bác sĩ và tự ý mua các loại thuốc nhỏ mũi, xịt mũi do các bà mẹ trong nhóm trên mạng xã hội chia sẻ về dùng cho con".
"Lúc mới sử dụng, mũi con thông thoáng hẳn và đến vài ngày sau thì gần như khỏi. Thấy thuốc quá hiệu quả nên từ đó, hễ con bị ngạt mũi, sổ mũi chị lại tự ý lấy thuốc dùng cho con. Thế nhưng, một thời gian sau thấy con bị sổ mũi nặng hơn, nhỏ thuốc chừng nào cũng không đỡ, chị đưa bé lên bệnh viện khám thì các bác sĩ cho biết cháu bị viêm mũi nặng do lạm dụng thuốc nhỏ mũi gây triệu chứng co mạch" - chị Thanh cho biết thêm.
Theo bác sĩ Võ Nguyễn Hoàng Khôi, Khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên, thực tế đã có nhiều phụ huynh khi con bị ho, ngạt mũi thường tự ý mua thuốc nhỏ, thuốc hít, xịt... lạm dụng các loại thuốc này sử dụng cho con mà không biết đến thành phần, tác dụng như thế nào khiến bệnh của con từ cấp tính chuyển thành mạn tính. Thậm chí có trường hợp bệnh nhân bị biến chứng viêm mũi, mất khả năng nhận biết mùi.
Hầu hết bệnh nhân được ba mẹ tự ý sử dụng hoặc dùng lại đơn thuốc cũ trong thời gian kéo dài từ nhiều tháng đến vài năm. Việc sử dụng thuốc thường xuyên, kéo dài không theo chỉ dẫn sẽ dẫn tới tình trạng trẻ lệ thuộc vào thuốc, khiến cuốn mũi giãn nở to liên tục, không còn co lại được, gây ra hiện tượng viêm phì đại cuốn mũi.
Trên thị trường hiện có nhiều loại thuốc nhỏ mũi, xịt mũi nhưng phụ huynh cần thận trọng khi dùng cho trẻ, trước khi dùng nên hỏi ý kiến bác sĩ. Hiện nay, tình trạng lạm dụng thuốc co mạch đang ngày càng nhiều do người dùng chưa hiểu rõ tác dụng và tác hại nên việc phụ huynh tự ý dùng thuốc nhỏ mũi có chứa xylometazolin, oxymetazolin… khá phổ biến. Các loại thuốc co mạch này giúp tạm thời giảm nghẹt mũi, giảm triệu chứng khó chịu, có tác dụng hỗ trợ, không phải là thuốc trị bệnh.
Do đó, việc dùng thuốc này lâu ngày có thể làm tổn thương niêm mạc mũi gây ra bệnh viêm mũi do thuốc. "Khi trẻ bị ngạt mũi mà chưa xác định được nguyên nhân, cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc nhỏ mũi có tác dụng co mạch để nhỏ cho bé. Tốt nhất dùng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để nhỏ, rửa mũi hàng ngày. Nó có tác dụng rửa mũi, làm cho dịch mũi loãng ra và giúp niêm mạc mũi trở lại trạng thái bình thường. Đồng thời, nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và xác định bệnh, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc co mạch cho trẻ bởi dễ dẫn đến những hậu quả khó lường" - bác sĩ Khôi nhấn mạnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Sau 6 giờ phẫu thuật, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã nối thành công "của quý" của nam thanh niên đã chính tay cắt nát trong lúc hoang tưởng ảo giác.
VTV.vn - Đây là cơ sở khiến 80 học sinh, sinh viên tại Trường Cao đẳng Lào Cai bị ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Trong tuần qua (25-31/10), toàn thành phố ghi nhận 612 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 110 trường hợp so với tuần trước.
VTV.vn - Mang thai ngoài ý muốn ở độ tuổi vị thành niên để lại rất nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý và kinh tế.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân 53 tuổi bị sốc phản vệ nghiêm trọng ngay tại nhà sau khi sử dụng Thiamazol.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có cảnh báo về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS có chứa chất cấm Sibutramine, Phenolphtalein.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa lấy ra búi giun đũa với hơn 100 con lớn, nhỏ trong ruột của nam bệnh nhi 2,5 tuổi, kịp thời cứu người bệnh khỏi cơn nguy kịch.
VTV.vn - Theo một nghiên cứu năm 2017, chuột rút chân ban đêm khá phổ biến, với khoảng 30% người trưởng thành gặp tình trạng này mỗi tháng.
VTV.vn - Theo các chuyên gia sức khỏe, sử dụng một liều lượng vừa đủ của hỗn hợp này đều đặn trong một tuần, mỡ bụng sẽ biến mất một cách kỳ diệu.
VTV.vn - Môi trường sống và làm việc thường xuyên bật máy lạnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.
VTV.vn - Theo các chuyên gia, đốt các hợp chất có chứa hương liệu sản sinh ra nhiều vật chất dạng hạt gây hại hơn so với thuốc lá.
VTV.vn - Có rất nhiều thói quen lười biếng trong cuộc sống hàng ngày có thể ảnh hưởng tới cơ thể hơn bạn tưởng tượng.
VTV.vn - Khoa Cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) vừa thực hiện cấp cứu nam bệnh nhân (43 tuổi) bị nhiễm độc thuốc diệt kiến Pyretheroid.
VTV.vn - Ngày 1/11, sau 50 ngày được tích cực điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, bé gái trong vũ lũ quét tại thôn Làng Nủ (Lào Cai) - Mông Hoàng Thảo Ngọc đã được ra viện.
VTV.vn - Những ngày cuối tháng 10 vừa qua, Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp nhận số ca đột quỵ gia tăng đột biến.