Trong 2.5 triệu lượt trẻ em bị tiêu chảy hàng năm có 80% trẻ tử vong ở độ tuổi dưới 2 tuổi. Nguyên nhân chính dẫn tới tử vong ở trẻ khi mắc bệnh tiêu chảy là do mất nước và điện giải.
Tại Việt Nam, thống kê của Bệnh viên nhi Trung ương cho biết, trung bình mỗi trẻ bị tiêu chảy 3 lần/ năm, nhóm trẻ tại vùng nông thôn có tỷ lệ mắc cao hơn do ý thức vệ sinh kém, trẻ không được chăm sóc cẩn thận. Cũng theo thống kê, trung bình trẻ em ở nông thôn bị tiêu chảy 5 – 6 lần/năm.
‘ Bệnh tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với trẻ em. (Ảnh minh họa)
Để tìm hiểu về việc chăm sóc và sử lý tiêu chảy ở trẻ em, chương trình Thầy thuốc trả lời đã có cuộc trao đổi với PGS TS Bùi Vũ Huy, Trường khoa Nhi, bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
PV: Mùa hè là thời điểm tỷ lệ trẻ mắc bệnh tiêu chảy tăng cao. Tuy các bậc phụ huynh vẫn thường biết tới bệnh tiêu chảy nhưng vẫn chưa biết rõ tiêu chảy là bệnh lý như thế nào. Xin PGS cho biết những thông tin vè bệnh lý này?
PGS TS Bùi Vũ Huy: Tiêu chảy là bệnh rất phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Theo tổ chức Y tế thế giới, bệnh tiêu chảy là căn nguyên hàng đầu gây tử vong ở trẻ đặc biệt là trẻ nhỏ. Khi trẻ đi ngoài phân lỏng, có nước trên 3 lần/ngày được xem là tiêu chảy. Trong đời sống hàng ngày thường có 3 loại tiêu chảy chính như sau:
Thứ nhất: Tiêu chảy cấp phân có nước.
Thứ hai: Tiêu chảy cấp phân có máu.
Thứ ba: Tiêu chảy kéo dài trên 15 ngày, đây là loại tiêu chảy thường gặp ở trẻ.
PV: Vậy, bệnh tiêu chảy ở trẻ em và người lớn có điểm gì khác nhau hay không thưa bác sĩ?
PGS TS Bùi Vũ Huy: Thực ra, căn nguyên cũng như biểu hiện bệnh tương đối giống nhau. Tuy nhiên, ở trẻ em cần lưu ý 2 đặc điểm, thứ nhất ở trẻ em cơ thể chưa hoàn chỉnh sức đề kháng chưa được như người lớn, do đó cùng tiếp xúc với mầm bệnh chưa chắc người lớn đã bị bệnh nhưng trẻ em thường dễ bị mắc bệnh tiêu chảy.
Điều quan trọng cần cha mẹ lưu ý là khối lượng nước trong cơ thể trẻ em chiếm cao hơn so với người lớn. Ở người lớn, lượng nước trong cơ thể chiếm 50 – 60% nhưng đối với trẻ em chiếm 70 – 80%, đặc biệt trẻ càng nhỏ lượng nước trong cơ thể càng lớn. Khi trẻ bị tiêu chảy dễ mất lượng nước này dẫn tới kiệt nước và dẫn tới tử vong. Như vậy, khi bị tiêu trẻ dễ đối mặt với nguy cơ tử vong cao hơn so với người lớn.
PV: Do tiêu chảy là bệnh lý có tỷ lệ mắc cao và thường xuyên xảy ra đối với trẻ em đặc biệt trong mùa hè, nên các bậc phụ huynh thường chủ quan. Xin PGS có thể cho biết cụ thể bệnh tiêu chảy có nguy hiểm đến trẻ em như thế nào và cần cảnh báo với các bậc phụ huynh ra sao?
PGS TS Bùi Vũ Huy: Bệnh tiêu chảy đây là một bệnh nặng, có nguy cơ tử vong cao, một năm trẻ dưới 3 tuổi có thể mắc tiêu chảy 3 – 4 lần thậm chí nhiều hơn, trên toàn cầu có khoảng 2.5 triệu trẻ em bị tiêu chảy trong đó có 1.5 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong do căn bệnh này. Trong số trẻ tử vong, 80% là trẻ dưới 2 – 3 tuổi.
PV: Hiện nay trẻ mắc những bệnh tiêu chảy nào là chủ yếu và những đối tượng trẻ như thế nào sẽ dễ mắc bệnh tiêu chảy thưa bác sĩ?
PGS TS Bùi Vũ Huy: Bệnh tiêu chảy có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, tuy nhiên những năm qua tiêu chảy thường liên quan tới vấn đề ngộ độc thực phẩm. Ở trẻ em, tiêu chảy khá phổ biến và thường do các căn nguyên vi khuẩn. Tiêu chảy có xu hướng diễn biến theo mùa, mùa đông thường gặp tiêu chảy do virus, mùa hè thường gặp tiêu chảy do vi khuẩn. Thường do thời tiết nóng nực và điều kiện sinh hoạt không tốt.
Mời quý vị và các bạn theo dõi chuyên mục Thầy thuốc trả lời trong chương trình Sống khỏe, để tìm hiểu thêm về căn bệnh tiêu chảy ở trẻ em qua tư vấn của PGS TS Bùi Vũ Huy, Trường khoa Nhi, bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương qua Video:
VTV.vn - Từ khi con chào đời, mẹ không chỉ trở thành người đồng hành mà còn phải tự trau dồi kiến thức để trở thành "chuyên gia" chăm sóc sức khỏe cho bé yêu.
VTV.vn - Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh sởi, trong đó phần lớn là trẻ dưới 1 tuổi.
VTV.vn - Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch lây truyền theo đường hô hấp, do virus sởi gây ra, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa lấy dị vật để quên khoảng 03 năm trong âm đạo của bệnh nhi B.C. (sinh năm 2016, ngụ tỉnh Đắk Lắk).
VTV.vn - Cứ tới thời điểm cận Tết, lại xảy ra rất nhiều vụ tai nạn pháo nổ, trong đó nạn nhân đa phần là học sinh còn nhỏ tuổi, thanh, thiếu niên có tính tò mò đã tự chế tạo pháo.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho bé gái L.N.A.N (2 tháng tuổi, trú tại Quỳ Hợp, Nghệ An) bị nhiễm khuẩn rất nặng do nhiễm tụ cầu vàng.
VTV.vn - Human metapneumovirus không phải là virus mới, từng được phát hiện là một trong những tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em tại TP Hồ Chí Minh trong các năm 2023 và 2024.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thuốc giả Theophylline 200mg.
VTV.vn - Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, diễn biến ô nhiễm không khí đã tăng dần, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
VTV.vn - Gần đây, trên thị trường xuất hiện phương pháp nuôi con thông minh độc đáo, với DHA thực vật từ tảo biển, giúp trẻ phát triển trí não mạnh mẽ và khả năng tư duy vượt trội.
VTV.vn - Trải qua 2 lần phẫu thuật u giáp nhưng khối u vẫn tái phát, người phụ nữ 35 tuổi quyết định thử các cách chữa dân gian như đắp lá và uống thuốc nam.
VTV.vn - Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận bé trai 25 tháng tuổi, sau khi nuốt phải một chiếc kim băng sắc nhọn, đặc biệt nguy hiểm đó là chiếc kim băng đã bật nắp bảo vệ.
VTV.vn - Ngừng thở, ngừng tim ngoại viện, tổn thương não nghiêm trọng, đó là tình trạng của bệnh nhân nữ 67 tuổi (Thanh Hoá) sau khi uống một loại bột để chữa viêm dạ dày.
VTV.vn - Hàng năm, cứ vào dịp lễ Tết, Khoa Phỏng-Tạo hình, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) tiếp nhận nhiều trường hợp phỏng nặng do tai nạn phát nổ khi tự chế tạo pháo.
VTV.vn - Sau 3 ngày sốt, mệt mỏi, chị P.T.T.T. (39 tuổi, trú tại Vĩnh Phúc) đi khám và được nhập viện.