Đó là kết quả khảo sát nhanh do Phòng Nghiệp vụ Dược và các dược sĩ bệnh viện thực hiện vào ngày 26/8. Nhóm khảo sát tiến hành phỏng vấn nhanh 36 người dân đang chờ khám tại các bệnh viện quận, huyện trên địa bàn thành phố để lãnh thuốc điều trị tại nhà các bệnh không lây như cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu…
Khảo sát này nhằm nhằm đánh giá nhu cầu thực tế của người dân đối với hoạt động khám chữa bệnh ban đầu tại các Trạm Y tế phường, xã trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và làm cơ sở để tiến hành triển khai các hoạt động nâng cao năng lực cho tuyến y tế cơ sở trong công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, nhất là chăm sóc sức khoẻ người thuộc nhóm nguy cơ (người cao tuổi, mắc bệnh nền).
Khảo sát được thực hiện tại Bệnh viện quận 7 và Bệnh viện quận Bình Thạnh. Người bệnh được phỏng vấn đa số là nữ, tuổi trung bình 55.5 tuổi (nhỏ nhất 20, lớn nhất 73 tuổi), 70% thường trú tại địa bàn được khảo sát, 100% người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế. Các bệnh mạn tính của người được khảo sát bao gồm: tăng huyết áp (77%), rối loạn lipid máu (34%), bệnh xương khớp mạn tính (29%), đái tháo đường (9%), hen phế quản hoặc bệnh phế quản tắc nghẽn mạn tính (4%).
Khi được hỏi các bác/cô/chú có đồng ý trở về trạm y tế phường gần nhà để tái khám thay vì phải đến bệnh viện như hiện nay? có đến 77,8% người dân trả lời sẵn sàng nếu trạm y tế có bác sĩ và đủ các loại thuốc như đang được nhận tại các bệnh viện.
Nếu trạm y tế có đủ loại thuốc như bệnh viện quận thì gần 80% người dân sẵn sàng đến trạm y tế để tái khám và điều trị. Ảnh: Medinet
Khảo sát nhanh này giúp Sở y tế củng cố thêm kiến nghị của các trạm y tế được bổ sung thêm các loại thuốc giống như các thuốc đang được sử dụng tại các bệnh viện cho điều trị các bệnh không lây là phù hợp.
Bên cạnh nhiều hoạt động đang được ngành Y tế thành phố triển khai hướng về y tế cơ sở, mới nhất là triển khai Nghị quyết 01/NQ-HĐND về các chính sách đặc thù về củng cố, nâng cao năng lực trạm y tế phường, xã, thị trấn trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và đến năm 2025, một hoạt động rất thiết thực được nhiều chuyên gia y tế và nhất là người dân mong đợi chính là danh mục thuốc điều trị các bệnh không lây sớm được mở rộng, tương đồng với danh mục thuốc điều trị ngoại trú các bệnh lý này tại các bệnh viện tuyến huyện đang được BHYT thanh toán.
Trước những mong đợi chính đáng của người dân, Sở Y tế đang khẩn trương trình UBND thành phố, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam cho phép thành phố được triển khai thí điểm mở rộng danh mục cho y tế cơ sở, cụ thể là mở rộng danh mục thuốc trong gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở được quy định tại Thông tư số 39/2017/TT-BYT, được bổ sung 50 loại thuốc có danh mục thuốc của tuyến 3 theo Thông tư số 30/2018/TT-BYT (các bệnh viện tuyến huyện) trong điều trị các bệnh không lây (tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, bệnh xương khớp mạn tính, đái tháo đường, hen phế quản hoặc bệnh phế quản tắc nghẽn mạn tính).
Song song đó, Sở Y tế sẽ sớm trình UBND thành phố và Bộ Y tế cho phép thành phố thí điểm mở rộng danh mục đấu thầu thuốc tập trung cấp địa phương. Bên cạnh 129 hoạt chất theo quy định, còn nhiều thuốc thiết yếu khác rất cần cho y tế cơ sở, nhưng do nhu cầu ít nên khó tiến hành đấu thầu riêng lẻ, đặc biệt là 50 loại thuốc điều trị các bệnh không lây đang được BHXH thanh toán cho các bệnh viện. Ngành Y tế kiến nghị các thuốc này được mở rộng và được BHXH thanh toán cho trạm y tế (các trạm đã được BHXH ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT).
Qua khảo sát, ba nội dung được nhiều người dân mong đợi chiếm tỷ lệ cao nhất đó là: bổ sung bác sĩ cho trạm y tế (42,6%), bổ sung danh mục thuốc cho trạm y tế (40,5%) và bổ sung xét nghiệm cho trạm y tế (33,4%).
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một trường hợp bệnh nhi 14 tuổi, bị sốt xuất huyết nặng, xuất huyết phổi, suy hô hấp nặng.
VTV.vn - Mang điện thoại vào nhà vệ sinh và ngồi lâu trên bồn cầu là thói quen phổ biến. Tuy nhiên, ngồi quá lâu sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ và làm yếu cơ sàn chậu.
VTV.vn - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh hiện vẫn tăng cao.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn vừa tiếp nhận điều trị cho 2 bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn hoa chuông.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo thu hồi thuốc vi phạm mức độ 3.
VTV.vn - Nhằm nâng cao hiệu quả KCB cho người dân, ngành Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang đầu tư các trang thiết bị hiện đại, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực.
VTV.vn - Lutemax 2020 – Một phức hợp độc quyền tiên tiến được phát triển từ thiên nhiên, mang đến giải pháp toàn diện giúp bảo vệ đôi mắt trước những tác hại của cuộc sống số hóa.
VTV.vn - “Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) có cải tiến - Đề xuất cho khoa Sản, Bệnh viện ĐH Phenikaa” là dự án khởi nghiệp của 5 sinh viên trường ĐH Phenikaa.
VTV.vn - Theo nghiên cứu gần đây, ớt bột, một loại gia vị chủ yếu trong các căn bếp trên toàn thế giới, không chỉ giúp tăng hương vị mà còn tốt cho sức khỏe.
VTV.vn - Khoa Chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật nối bàn tay phải bị đứt rời cho nữ bệnh nhân bị tai nạn sinh hoạt.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 45/2024.
VTV.vn - Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhi 8 tuổi bị sốt mò.
VTV.vn - Bé trai 2 tuổi, vừa được Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) cứu sống do bị sốc sốt xuất huyết nặng tổn thương đa cơ quan, suy hô hấp phải thở máy.
VTV.vn - Khoa Sản, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận sản phụ B.H.N. (27 tuổi, Hà Nội), đang mang thai con đầu lòng ở tuần thai thứ 38.
VTV.vn - Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng đường huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai.