
Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do virus Adenovirus hoặc do nhiễm trùng nhưng đa phần là do virus. Trong đó 65% - 90% nguyên nhân là do virus Adenovirus, ngoài ra có thể là virus Enterovirus gây ra. Bệnh có triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt, thường khởi phát đột ngột (cấp tính), lúc đầu ở một mắt sau lây sang mắt kia sau một hoặc hai ngày. Bệnh có thể không cân xứng, một mắt nặng hơn mắt còn lại.
Theo bác sĩ Trịnh Bạch Tuyết, Trưởng Khoa Mắt, Bệnh viện Quốc tế City, đau mắt đỏ rất dễ mắc phải, dễ lây lan ra cộng đồng qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh. Bệnh dễ gây thành dịch và một người có thể bị đau mắt đỏ nhiều lần.
Mùa mưa là thời điểm dịch đau mắt có nguy cơ bùng phát mạnh và lây lan nhanh nhất. Dịch đau mắt đỏ thường xuất hiện vào tháng 6 - 7, hoặc chậm hơn thì bắt đầu vào tháng 9 do thời tiết ẩm thấp, thuận lợi cho sự phát triển và lây lan của virus. Thông thường, dịch bệnh chỉ kéo dài khoảng một tuần rồi qua đi.
Cũng theo bác sĩ Trịnh Bạch Tuyết, bệnh nhân nhiễm dịch sẽ có biểu hiện là mắt đỏ và có gỉ, người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan qua mắt thứ hai. Các triệu chứng thường gặp là cảm giác khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát trong mắt, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều gỉ dính chặt. Gỉ mắt có thể màu xanh hoặc vàng tùy tác nhân gây bệnh. Hai mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ do cương tụ mạch máu. Ngoài ra, khi bị đau mắt đỏ, người bệnh có cảm giác mệt mỏi, sốt, đau họng, mắt nhức đau, nổi cộm, chảy nước mắt, đỏ, nhiều gỉ mắt, đau họng, ho hoặc tai xuất hiện hạch.
Để phòng bệnh khi đến dịch, ngoài việc thường xuyên vệ sinh cá nhân và rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, bác sĩ Tuyết lưu ý: không dùng chung bất kỳ đồ dùng cá nhân hoặc dụng cụ vệ sinh nào như khăn rửa mặt, chậu rửa, gối, mền và nhất là lọ thuốc nhỏ mắt để tránh lây lan sang người khác. Ngay cả khi cả nhà cùng bị đau mắt đỏ cũng không dùng chung lọ thuốc nhỏ mắt. Tránh dụi tay vào mắt thường xuyên và đặc biệt không đi bơi trong giai đoạn có dịch.
Một khi đã được chẩn đoán là đau mắt đỏ, cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa mắt để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng. Có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% hay nước mắt nhân tạo để rửa trôi mầm bệnh, rửa trôi chất tiết và gỉ mắt, làm dịu đôi mắt đang cộm rát khó chịu. Nếu viêm kết mạc do vi khuẩn, dùng các thuốc rửa mắt như nước muối 0,9%, sau đó tra dung dịch kháng sinh và mỡ kháng sinh như tobramyxin, ofloxaxin…
Bác sĩ Trịnh Bạch Tuyết khuyến cáo: tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nhỏ có chất Dexa hoặc dùng thuốc của người khác tra nhỏ khi bị bệnh, không tự ý dùng những bài thuốc cổ truyền như đắp lá trầu, lá dâu, lá nha đam, ếch nhái hoặc xông lá trầu vì có thể gây nhiễm trùng nặng thêm. Việc tự mua thuốc chứa corticoid về nhỏ mà không biết dùng nhiều có thể gây suy giảm miễn dịch, khiến thời gian điều trị lâu hơn. Bệnh nhân đau mắt đỏ chưa đến mức phải dùng corticoid, nếu lạm dụng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, thậm chí mù mắt.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Sáng 29/3, đoàn công tác của Bộ Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng.
VTV.vn - Anh Bobby (46 tuổi, Philippines) bị nhồi máu cơ tim khi ra sân bay về nước. Nhờ sự can thiệp kịp thời của bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, anh được cứu sống ngoạn mục.
VTV.vn - Cứ nghĩ "miễn con khỏe mạnh là được", tuy nhiên biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng, mà còn đe dọa cả sự phát triển trí tuệ, khả năng miễn dịch và tầm vóc của trẻ.
VTV.vn - Cao Việt Hoàng là một trong những lựa chọn hàng đầu cho người bệnh dạ dày. Sản phẩm đã có mặt từ lâu trên thị trường và được nhiều bệnh nhân tin tưởng, lựa chọn.
VTV.vn - Hơn 90% những người có tuổi tại Việt Nam đều gặp phải các tình trạng ăn nhai khó khăn, tác động đến hệ tiêu hóa và sinh hoạt.
VTV.vn - Bệnh lao là một bệnh lây nhiễm do vi khuẩn lao gây nên, có thể gây tổn thương ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến (chiếm 80-85%).
VTV.vn - Cụ bà 81 tuổi, có bệnh nền tăng huyết áp, đái tháo đường và bệnh thận mạn, nhập viện trong tình trạng nôn ra máu nhiều lần, da niêm nhạt, mạch nhanh.
VTV.vn - Sởi là một căn bệnh rất dễ dẫn đến biến chứng và với phụ nữ mang thai cũng không ngoại lệ.
VTV.vn - Hàng chục học sinh tại Trường TH-THCS Tuệ Đức, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh có biểu hiện đau bụng, đi ngoài, buồn nôn sau khi ăn các bữa ăn tại trường.
VTV.vn - Bạn thường bị sưng phù đột ngột trên mặt, tay, chân, đôi khi kèm khó thở? Các đợt phù thay đổi vị trí? Rất có thể đó là Phù mạch di truyền.
VTV.vn - Người đàn ông 55 tuổi, sau 5 tháng bó thuốc nam tại nhà phải nhập viện trong tình trạng đau nhức vùng chân, đùi phải, đùi phải sưng, biến dạng...
VTV.vn - Các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện tỉnh Ninh Thuận vừa phẫu thuật cấp cứu thành công một trường hợp bị thủng ruột non do giun đũa.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang vừa thực hiện phẫu thuật thành công cho bệnh nhân có kích thước sỏi lớn.
VTV.vn - Tự ý sử dụng thuốc điều trị, không rõ tên thuốc, thành phần… có thể dẫn đến tình trạng dị ứng thuốc, tăng men gan, suy thận, nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến tính mạng.
VTV.vn - Ngày 27/3, UBND TP Hồ Chí Minh ban hành quyết định số 1177/QĐ-UBND về việc công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm tại 22 phường, xã trên địa bàn thành phố.