Những năm gần đây, tất cả các bệnh viện trên cả nước đều gặp trường hợp bị Whitmore. Tại tỉnh Đắk Lắk, trong 8 tháng đầu năm có 3 trường hợp và cả 3 trường hợp này đều điều trị thành công.
Mới đây nhất là trường hợp bệnh nhân N.V.T. (59 tuổi, trú tại xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) bị bệnh Whitmore, sau 21 ngày điều trị tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, bệnh nhân đã hoàn toàn bình phục và được xuất viện vào ngày 15/8/2024.
Đây là ca bệnh nặng, nhiễm vi khuẩn rất khó điều trị, có nguy cơ tử vong cao do nhiễm trùng huyết nghi nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei trên nền viêm phổi, đái tháo đường, viêm khớp ức đòn, tăng huyết áp. Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực và kinh nghiệm chuyên môn của đội ngũ y, bác sĩ Khoa Truyền nhiễm, ca bệnh đã được điều trị thành công.
Theo bác sĩ Phạm Hồng Lâm - Trưởng Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, loại vi khuẩn Burkholderia pseudomallei sống trong đất và trong nước. Do vậy, con đường lây nhiễm chính của bệnh là qua tiếp xúc các vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có vi khuẩn. Vi khuẩn gây bệnh không lây từ người sang người hoặc từ động vật sang người nên không gây thành dịch.
Thông thường, những người mắc bệnh là trường hợp thường xuyên làm nghề tiếp xúc với bùn đất, nước... Bệnh không loại trừ độ tuổi, giới tính và những người mắc các bệnh mạn tính, như đái tháo đường, bệnh thận, bệnh phổi, suy giảm miễn dịch… dễ mắc bệnh này hơn. Bệnh cũng có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, bao gồm: sốt, sốt kéo dài, suy hô hấp, loét da, viêm phổi, áp xe ở gan, lách, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng không triệu chứng, đau nhức các cơ khớp, xuất hiện những ổ áp xe dưới da và tại nhiều vị trí trên cơ thể nên dễ chẩn đoán nhầm lẫn với các bệnh khác, như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết...
Trước đây rất khó phát hiện bệnh này, nhưng hiện nay nhờ có nhiều bác sĩ giàu kinh nghiệm và áp dụng sinh học phân tử, nuôi cấy vi sinh nên việc chẩn đoán nhanh, chính xác rõ ràng hơn.
"Những bệnh nhân bị Whitmore phải được khẳng định chẩn đoán bằng xét nghiệm. Nhiễm trùng ở đâu xét nghiệm ở đó. Các bác sĩ sẽ lấy dịch, mủ tại chỗ viêm nhiễm hoặc máu các chỗ nhiễm nuôi cấy để tìm vi khuẩn. Lúc này mới có chẩn đoán xác định. Ngay cả khi bệnh nhân được khẳng định chẩn đoán, việc điều trị cũng rất khó khăn. Bệnh nhân phải dùng kháng sinh liều cao tấn công đường tĩnh mạch, kéo dài liên tục ít nhất 2 tuần trở lên và về lâu dài, bệnh này có thể ẩn ở trong các tạng sâu bên trong gây các ổ áp xe nhỏ, kháng sinh không thể vào sâu để diệt được vi khuẩn nên có thể có những bùng phát trở lại. Do vậy, bệnh Whitmore sau khi đã điều trị thành công tại bệnh viện, người bệnh vẫn cần tuân thủ phác đồ điều trị của các bác sĩ ngoại trú từ 3 đến 6 tháng", bác sĩ Lâm cho biết thêm.
Người bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh Whitmore không có triệu chứng rõ ràng, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Tỷ lệ tử vong của bệnh Whitmore có thể lên đến 60%. Việc điều trị bệnh Whitmore khó khăn và phức tạp, nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh dễ tái phát, dần dần sức khỏe suy kiệt và tử vong. Hiện, bệnh Whitmore không có vaccine đặc trị và phương pháp phòng bệnh đặc hiệu, nhưng với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, nếu phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể điều trị thành công cho người bệnh.
Bác sĩ Lâm khuyến cáo: Để hạn chế thấp nhất tình trạng nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây bệnh Whitmore mọi người cần bảo đảm vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng, trước khi ăn. Thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng.
Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/ gần nơi bị ô nhiễm; Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn. Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch bảo đảm vệ sinh.
Những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch … cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.