Chuyên mục

Những bà mẹ góp tiền mở chợ quê

Trung tâm Tin tức VTV24 - 31/01/2020 - 11:47 - Tiêu dùng

VTV.vn - Ở "Chợ quê", người bán, người mua và những hộ khó khăn đều nhận được những hạnh phúc riêng.

Bắt đầu từ việc tập trung các bậc phụ huynh lại để chia sẻ cách nuôi con, chi tiêu gia đình sao cho hợp lý, dần dần, một nhóm các bà mẹ tại TP.HCM hẹn nhau lại, mỗi người góp một chút, để cùng mở một phiên chợ quê ngay giữa lòng thành phố, làm nơi cho các con trải nghiệm, vừa là nơi các mẹ kiếm tiền trang trải cho các công việc thiện nguyện và hoạt động chung.

Còn gì thú vị hơn một sáng cuối tuần, cả nhà cùng nhau dậy sớm để đi chợ quê - một trong những "chuyến đi" thú vị nhất của trẻ nhỏ, được chạy nhảy chơi đùa khắp hàng quán, ăn đủ món quà vặt. Bởi thế chợ quê các bà mẹ ra đời, nép mình trong không gian của một con ngõ nhỏ, nằm dưới gốc cây đa. Các bà các mẹ nhà nào có quà bánh, cây trái gì thì đem ra trao đổi mua bán.

Một điều đặc biệt là tiền lời sau mỗi buổi họp chợ sẽ được dành để dành tặng những bà mẹ khác, có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Ở "Chợ quê", người bán, người mua và những hộ khó khăn đều nhận được những hạnh phúc riêng. Người bán hàng vui vì được sống trong không gian chợ quê chân tình, chung tay san sẻ những yêu thương. Còn người mua họ đến ủng hộ không phải vì thương hại mà vì họ thích điều đó.

Không phải quanh năm suốt tháng đau đầu chuyện tiền nong, chi tiêu gia đình làm sao cho hợp lý, ở chợ quê, các bà mẹ được sống đơn giản hơn, chi tiêu đơn giản hơn, mua sắm cũng đơn giản hơn. Nhưng đằng sau sự đơn giản ấy là những con số 5 triệu đồng, 10 triệu đồng dành để giúp đỡ người khác và duy trì những phiên chợ quê cho con trẻ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Trung tâm Tin tức VTV24

Cùng chuyên mục

XEM

8 mẹo tiết kiệm tiền bạn nên biết

VTV.vn - Nếu bạn chưa có khả năng kiếm nhiều tiền hơn, hãy bắt đầu bằng cách tiết kiệm tiền.

Giải mã cơn sốt KOC: Sức hút từ tính "chân thật"

VTV.vn - Khi ngày càng có nhiều nội dung UGC (nội dung do người dùng tạo ra) được tài trợ từ các thương hiệu để phủ sóng trên mọi nền tảng thì tính chân thực có còn được đảm bảo?