Chuyên mục

Tôi sẽ không đi chợ "offline" nữa

P.V - 27/10/2020 - 10:08 - Tiêu dùng

VTV.vn - Dù mới chỉ xuất hiện và thực sự được chú ý đến vào đầu năm 2020 nhưng hình thức "đi chợ online" đang dần trở thành xu hướng, đặc biệt là với người trẻ.

Nguyên nhân không chỉ vì an toàn, đảm bảo yêu cầu phòng dịch COVID-19, mà theo chia sẻ của nhiều độc giả, hình thức đi chợ "truyền thống" thực sự còn khá nhiều bất cập.

Nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Tôi sẽ không đi chợ offline nữa - Ảnh 1.

Một quầy bán thịt ở chợ truyền thống. (Ảnh minh họa)

Mỗi thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM hiện tại đều đang có hàng trăm khu chợ lớn nhỏ, từ được quy hoạch, quản lý, đến chợ tạm, tự phát.

Hiện nay, các chợ truyền thống cung cấp khoảng 70% lượng thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của người dân các thành phố.

Thực phẩm tiêu thụ tại các chợ truyền thống chủ yếu là nhóm hàng thực phẩm tươi sống, thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, rau quả, ngũ cốc và kinh doanh đồ ăn chín, dịch vụ ăn uống.

Dù hàng hoá đa dạng, nhưng nhưng phần lớn không có nguồn gốc xuất xứ, nhiều mặt hàng thực phẩm tươi sống không có bao bì, tem nhãn. Những ai từng đi chợ hẳn cũng quen với hình ảnh những quầy rau bày la liệt trên mặt đất, những quầy thịt trên các sạp gỗ tự chế, được phe phẩy đuổi ruồi bằng những chiếc quạt mini cũng…tự chế, rất mất thiện cảm.

Bên cạnh đó, nhiều tiểu thương là hộ sản xuất, chăn nuôi nhỏ lẻ ở các vùng ven đô, hoặc thu gom thực phẩm từ nhiều nguồn khác nhau mang sản phẩm đến bày bán ở chợ, nên việc quản lý nguồn gốc xuất xứ vẫn còn nhiều khó khăn. Đồng nghĩa với đó, việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm càng nảy sinh nhiều phức tạp.

Mất thời gian, mất vệ sinh và ngày càng bất tiện

Tôi sẽ không đi chợ offline nữa - Ảnh 2.

Rau củ được bày la liệt trên mặt đất. (Ảnh minh họa)

Hầu hết các chợ truyền thống đều đông đúc, nhộn nhịp nhất vào mỗi sáng sớm và mỗi chiều tối. Người đi chợ hầu hết là phụ nữ.

Để đi chợ buổi sáng, họ phải dậy sớm hơn 30 phút đến 1 tiếng. Họ nghĩ xem sẽ nấu món gì, sẽ mua gì ở chợ, và hoàn thành việc mua sắm trước giờ đi làm.

Nếu có đủ thời gian, họ sẽ mang đồ về nhà, cất vào tủ lạnh, sau đó đi làm. Nếu không đủ thời gian, họ sẽ mang đến tủ lạnh ở chỗ làm. Và nếu ở chỗ làm không có tủ lạnh, họ sẽ phải dậy sớm hơn để có đủ thời gian.

Hoặc…họ có thể đi chợ buổi chiều.

Đó là sau một ngày làm việc, rất nhiều người phụ nữ cùng đi chợ chiều. Trên đường đi làm về, họ sẽ phải nghĩ tối ăn món gì? Bây giờ mua gì? Sau đó xuống xe, gửi xe, vào chợ, dừng ở quầy, dừng ở quầy kia…

Xung quanh là rất nhiều người khác, và tất cả đều đang…đi chợ.

Đi chợ như vậy ngày qua ngày khác dần mang lại mệt mỏi và áp lực không đáng có cho người nội trợ.

Vậy nên ngày càng nhiều chị em chuyển hẳn sang hình thức "đi chợ online", thay vì ra chợ thì chỉ cần ngồi trong văn phòng, chọn hàng, thanh toán bằng vài "chạm" trên điện thoại.

Tôi sẽ không đi chợ offline nữa - Ảnh 3.

Đi chợ "online" đang dần trở thành xu hướng, đặc biệt là sau mùa dịch.

Bên cạnh việc tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, thì nguồn gốc thực phẩm đều rất rõ ràng, có quy trình rõ ràng cho các trường hợp khách hàng không vừa lòng – điều mà nhiều người bán hàng ở chợ truyền thống chưa đáp ứng được.

Một ưu điểm nữa của hình thức đi chợ online, đó là người mua không cần tiếp xúc với thực trạng mất vệ sinh thường thấy ở các chợ truyền thống, đặc biệt là khu làm thịt, sơ chế gia cầm, thuỷ sản…

Với hệ thống cấp thoát nước cũ, các gian hàng tự phát không quy hoạch, thậm chí mở ngay bên cạnh miệng cống, trải nghiệm đi chợ thường không phải là trải nghiệm dễ chịu với bất cứ ai.

Dù những năm gần đây, các chợ truyền thống đang dần cập nhật theo xu hướng tiêu dùng, chú trọng hơn vào vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng với sự phát triển của công nghệ, mua sắm, đi chợ online đang thực sự trở thành xu hướng của người tiêu dùng thông minh. Việc mua sắm tiết kiệm thời gian, hạn chế tiếp xúc, hàng bán đúng giá, và chủ động thời gian, địa điểm nhân hàng thực sự là những tiện ích không thể chối cãi của đi chợ online.

Tình hình chung của xã hội hiện tại là nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy việc mua sắm trên ứng dụng trở thành xu thế bùng nổ không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Nhất là khi sử dụng tiện ích công nghệ đang dần thành thói quen thường ngày, thì có thể thấy việc đi chợ trên ứng dụng điện thoại đang là xu hướng và sẽ dần trở thành thói quen lâu dài.

*Bài viết phản ánh ý kiến cá nhân của độc giả gửi về


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

P.V

Cùng chuyên mục

XEM

Hoá đơn tiền điện tại Hà Nội tăng vọt do đâu?

VTV.vn - Theo Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội, việc tăng giá điện là do đang thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ, chuyển từ đầu tháng sang cuối tháng.

"Trạm tái sinh Aquafina" biến chai nhựa trở nên có ích hơn

VTV.vn - Dự án công nghệ "Trạm tái sinh Aquafina" được ra đời với mục tiêu biến những chai nhựa đã qua sử dụng trở nên có ích hơn với cuộc sống.