Người dân ĐBSCL khốn khổ vì bãi rác quá tải

Trí HiểnCập nhật 12:52 ngày 20/12/2018

VTV.vn - Tiếp nhận hàng trăm tấn rác sinh hoạt mỗi ngày nhưng không có nhà máy xử lý, người dân ĐBSCL phải chịu đựng sống chung với mùi hôi thối và ruồi nhặng.

"Hôi thối dữ lắm, khó chịu đến mức dọn cơm ăn cũng không được. Hôi nó vô tới đầu mình luôn" Những chia sẻ của người dân ở xã Lương Hoà, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh đã phải chịu đựng mùi hôi và ruồi nhặng hàng ngày suốt nhiều năm qua. Bãi rác đã cao như núi nhưng nó vẫn phải tiếp nhận khoảng 100 tấn mỗi ngày. Thiếu nơi chứa, rác có lúc bay ra cả cả tuyến quốc lộ 60. Nguyên nhân là bãi rác lớn nhất tỉnh bị ô nhiễm nghiêm trọng sau 20 năm sử dụng.

Người dân ĐBSCL khốn khổ vì bãi rác quá tải - Ảnh 1.

Bãi rác Tân Tạo, Bạc Liêu

Hiện nhiều bãi rác vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang rơi vào tình trạng quá tải tương tự. Bãi rác Kinh Cùng, tỉnh Hậu Giang có công suất 50 tấn mỗi ngày nhưng nay đã phải tiếp nhận lượng rác cao gấp 3 lần. Còn tại Bạc Liêu, bãi rác Tân Tạo cũng chỉ đủ sức cầm cự đến hết năm 2019.

Người dân ĐBSCL khốn khổ vì bãi rác quá tải - Ảnh 2.

Ruồi nhặng bu quanh rác thải

Theo đại diện Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bạc Liêu, tỉnh đã chỉ đạo trung tâm dịch vụ môi trường xử lý mùi hôi, đồng thời là cho cải tạo cái hệ thống nước thải. Bên cạnh đó, đại phương hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho người dân lân cận bãi rác Kinh Cùng để phần nào giúp đỡ bà con an tâm sinh sống. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những giải pháp tạm thời. Cái người dân cần là giải pháp xử lý rác căn cơ, tránh tình trạng ô nhiễm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống như hiện nay.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Những chiêu trò dẫn dụ khách từ "cò đất"

VTV.vn - Sử dụng những hình ảnh hấp dẫn, cung cấp thông tin sai lệch hay tạo hiệu ứng tâm lý đám đông…đang là những cách thức phổ biến khiến người mua sập bẫy.