Những nỗ lực, quyết sách tiên phong của TP.HCM cùng cả nước chống dịch COVID-19

Nguyệt Hà (VTV9)Cập nhật 07:46 ngày 28/04/2020

VTV.vn - Những kết quả đáng khích lệ của TP.HCM trong phòng chống dịch COVID-19 là thành quả của sự nỗ lực, quyết liệt và quyết sách tiên phong, linh hoạt theo diễn tiến dịch.

Ngày 23/1, TP.HCM là địa phương đầu tiên của cả nước phát hiện 2 ca dương tính với virus SARS-CoV-2. Ngay từ những ca khởi phát đầu tiên và chỉ trong thời gian ngắn sau đó, nhiều ca bệnh được chữa trị thành công, nhưng TP.HCM đã không chủ quan mà chủ động chuẩn bị ngay các phương án phòng chống dịch bệnh. 

TP.HCM là địa phương đầu tiên có quyết định tạm ngừng hoạt động các cửa hàng, quán bar, tụ điểm karaoke, cơ sở kinh doanh ăn uống trên 30 người. Đây là các điểm nhạy cảm tụ tập đông người, rất khó kiểm soát. Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM ngay sau đó đặt chế độ họp trực tuyến định kỳ vào 16h hàng ngày để giải quyết nhanh theo diễn biến dịch bệnh.

Thành phố dự báo, cứ 1 người dương tính với COVID-19 có 280 người phải bị cách ly. Học hỏi kinh nghiệm từ Nhật Bản và Hàn Quốc, TP.HCM xác định trách nhiệm của mình là không được vượt qua 300 người nhiễm, nếu không hệ thống y tế sẽ bị quá tải.

Thành phố xác định sẽ có 2 tuần sống khác - thời điểm "vàng" chống dịch - với phương châm: dự báo sớm, phát hiện sớm và đủ người có nguy cơ lây nhiễm, cách ly kịp thời, khoanh vùng dập dịch hợp lý và xử lý triệt để.

Trước khi có Chỉ thị 15 ngày 27/3 quyết liệt cao điểm phòng chống dịch và Chỉ thị 16 ngày 31/3 về giãn cách xã hội, TP.HCM đã có sự chuẩn bị trước, để sau đó việc thực thi các quy định mới không còn xa lạ với người dân thành phố.

44/45 ca bệnh COVID-19 được chữa trị thành công, 20 ngày liên tiếp không có ca nhiễm mới, TP.HCM là địa phương duy trì được thời gian lâu nhất không có số ca mắc mới, từ nhóm nguy cơ cao xuống nhóm có nguy cơ. Trong những ngày gần đây, người dân TP.HCM bắt đầu quen với một khái niệm rất khác "trạng thái bình thường mới", đó là đeo khẩu trang ở nơi công cộng, quy định khoảng cách giữa người với người trong các hoạt động thường xuyên, giới hạn quy mô hoạt động đông người, thường xuyên rửa tay sát khuẩn... Để chuẩn bị cho giai đoạn mới này, TP.HCM đã tiên phong và tiếp tục là địa phương đầu tiên của cả nước yêu cầu xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro lây nhiễm phòng chống dịch bệnh ở các lĩnh vực.

Ngày 27/3, HĐND TP.HCM đã có kỳ họp bất thường và thành phố này là địa phương đầu tiên thông qua khoản kinh phí 1.800 tỷ đồng hỗ trợ cho 600.000 người lao động mất việc, không có bảo hiểm, các giáo viên mầm non phải nghỉ không lương do dịch COVID-19. Mức hỗ trợ là 1 triệu đồng/người/tháng trong vòng 3 tháng. Khoản chi này được lấy từ phần giảm thu nhập tăng thêm của cán bộ công chức thành phố.


TP.HCM: Trường học chủ động thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro TP.HCM: Trường học chủ động thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro TP.HCM: Nhiều cơ sở ăn uống bắt đầu thực hiện bộ tiêu chí đánh giá an toàn TP.HCM: Nhiều cơ sở ăn uống bắt đầu thực hiện bộ tiêu chí đánh giá an toàn TP.HCM thống nhất kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp trong và sau dịch COVID-19 TP.HCM thống nhất kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp trong và sau dịch COVID-19


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.