Những sinh vật biển đặc trưng của Côn Đảo

Nguyễn Hằng (VTV9)Cập nhật 09:34 ngày 11/07/2019

VTV.vn - Khi bóng hoàng hôn buông xuống, Côn Đảo lại còn có một vẻ đẹp khác khác đầy sinh động và kỳ thú từ những sinh vật biển "chủ nhân" của Côn Đảo.

Khi bóng hoàng hôn nhuộm hồng mặt biển cũng là lúc bắt đầu một hành trình mới của những sinh vật biển Côn Đảo. Bãi Bờ Đập trên Hòn Bảy Cạnh chính là vương quốc của loài cua cạn lớn nhất Việt Nam, với chiều dài chiếc mai có thể lên tới 10cm, đôi càng dị hình bên to, bên nhỏ, cua xe tăng nhìn khá dữ tướng nhưng lại rất mong manh.

Đi sâu hơn một chút, Bãi cát lớn nằm dưới chân ngọn Hải đăng chính là bãi đẻ trứng lớn nhất của rùa biển Côn Đảo, cũng là lớn nhất Việt Nam. Đặc biệt rùa biển Côn Đảo chủ yếu là 2 loài có nguy có tuyệt chủng trên toàn cầu là Vích và Đồi mồi. Từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm là cơ hội vàng để du khách tận mắt chứng kiến quá trình sinh sản của rùa biển, với khoảng 400 rùa mẹ sẽ tạo nên 1.000 tổ trứng, mỗi ổ cả trăm trứng.

Đêm ở Côn Đảo vì vậy thường rất ngắn. Khi ánh bình minh hòa vào cùng ngọn hải đăng không bao giờ ngủ, cũng là lúc kết thúc hành trình đêm Côn Đảo để sẵn sàng cho một hành trình mới ở nơi này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.