Tại Đắk Nông, địa phương đầu tiên phát hiện ổ dịch bạch hầu. Mặc dù tình hình dịch bạch hầu tại đây đã và đang được kiểm soát tốt và không phát sinh ca bệnh mới. Người dân trong vùng dịch được tiêm vaccine để đảm bảo sẽ không bùng phát dịch đợt hai.
Tuy nhiên, qua công tác phòng chống dịch, ngành y tế địa phương nhận ra một bất cập, đó là người dân, đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số không chú trọng tiêm vaccine đầy đủ cho trẻ. 12 ca dương tính với bạch hầu đa phần là những người chưa được tiêm vaccine hoặc chưa tiêm đầy đủ.
Đội 2, thôn 6, xã Quảng Hòa, huyện Đăk Glong là nơi có ổ dịch và đã có 1 em bé 9 tuổi tử vong vì bạch hầu. Tuy nhiên, số lượng trẻ được tiêm vaccine cũng chỉ chiếm một nửa, còn lại không tiêm vì sự chủ quan của các gia đình.
Toàn huyện Đăk Glong có trên 90% là người đồng bào dân tộc thiểu số, riêng người đồng bào dân tộc H'Mông có hơn 17.000 người nhưng chỉ một nửa được tiêm các loại vaccine, một tỷ lệ rất thấp. Thậm chí, khi cán bộ y tế đến vận động tiêm chủng, người dân còn viết giấy cam kết không tiêm và tự chịu trách nhiệm.
Chưa trú trọng tiêm vaccine cho con nhưng may mắn mắn những gia đình này vẫn chưa gặp phải sự cố nào. Còn chị Chín đau xót, thẫn thờ vì đứa con 9 tuổi của mình ra đi đột ngột. Bé là người duy nhất trong 12 người dương tính với bạch hầu ở Đăk Nông đã tử vong. Nguyên nhân cũng chỉ vì chưa được tiêm vaccine đầy đủ, trong đó có vaccine phòng bạch hầu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!