Đây là kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Science Translational Medicine gây nhiều lo ngại về khả năng truyền nhiễm của căn bệnh này. Để thu được kết quả này, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu dựa trên các mẫu da của 38 bệnh nhân kết luận tử vong vì mắc bệnh bò điên ( CJD). Một kỹ thuật mới, có độ chính xác cao cũng được ứng dụng để đo mức độ protein bất thường prion trong các mẫu da bệnh. Các prion được trích suất cho thấy khả năng lây nhiễm và gây bệnh khi được đưa vào thí nghiệm với chuột. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra khả năng lây bệnh thông qua tiếp xúc thông thường hầu như là không có bởi lượng prion trên da thấp hơn hàng nghìn cho đến trăm nghìn lần so với lượng prion trong não bệnh nhân. Khả năng lây nhiễm bệnh từ prion trên da chủ yếu xuất hiện khi tiến hành các phẫu thuật thường gặp trên các bộ phận cơ thể ngoài não bộ người bệnh.
Tác giả chính của nghiên cứu, chuyên gia Wenquan Zou, cho biết từ trước tới nay nguy cơ lây nhiễm căn bệnh nguy hiểm chết người này vẫn luôn được biết đến là do lây nhiễm trong quá trình phẫu thuật hoặc điều trị có sử dụng các mô tế bào não nhiễm prion. Vì vậy việc phát hiện prion tồn tại trên da bệnh nhân được coi là một khám phá quan trọng, không chỉ giúp chỉ ra nguy cơ lây nhiễm khác mà còn mở ra các phương pháp sinh thiết hoặc khám nghiệm giúp cải thiện sác xuất chẩn đoán bệnh sớm hoặc phát hiện bệnh khi khám nghiệm. Ông cũng cho rằng phương pháp khám nghiệm da tử thi để xác định nguyên nhân tử vong đặc biệt hữu ích tại các quốc gia không dễ dàng chấp nhận phẫu thuật não như Trung Quốc hay Ấn Độ, những nơi tập trung đông dân nhất trên thế giới. Các tác giả cũng cho rằng cần thực hiện thêm thêm nghiên cứu để có hiểu biết chuyên sâu hơn nữa về nguy cơ lây nhiễm căn bệnh nguy hiểm này.
Dù là bệnh hiếm gặp với tỷ lệ 1/1000.000 người/năm nhưng đây là căn bệnh "vô phương cứu chữa", bệnh tiến triển rất nhanh và gây tử vong chỉ trong vòng một năm. Các triệu chứng ban đầu là xuất hiện các lỗ nhỏ trong não bộ, đột ngột suy giảm trí nhớ hoặc thị lực, thay đổi hành vi và suy giảm khả năng phối hợp. Căn bệnh này thực sự gây chú ý khoảng vài thập kỷ trước khi một số bệnh nhân tại Anh nhiễm bệnh do ăn thịt gia súc mắc bệnh. Tình hình nghiêm trọng tới mức năm 1996, Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành lệnh cấm buôn bán và tiêu thụ thịt bò và các sản phẩm liên quan có nguồn gốc từ Anh trên toàn cầu và phải đến 3 năm sau lệnh cấm này mới được gỡ bỏ. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tính từ tháng 10/1996 đến tháng 3/2011, có 224 trường hợp mắc bệnh CJD, chủ yếu ở Anh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Công ty khởi nghiệp tại Mỹ gây tranh cãi khi cung cấp dịch vụ sàng lọc phôi thai có chỉ số IQ cao với chi phí lên tới 50.000 USD.
VTV.vn - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo kho dự trữ vaccine uống ngừa dịch tả toàn cầu đã hoàn toàn cạn kiệt.
VTV.vn - Một kỹ thuật mới có thể phân tích chất dịch cơ thể bằng tia laser để xác định những người mắc chứng mất trí nhớ chỉ trong vài giây.
VTV.vn - Heman Bekele đã được tạp chí Time vinh danh là "Kid of the Year 2024” nhờ phát minh ra cách điều trị căn bệnh ung thư da hoàn toàn mới và dễ dàng tiếp cận với mọi người.
VTV.vn - Tiến sĩ John Burke, Giám đốc chuyên môn tại AXA Health, gọi hạt chia là siêu thực phẩm giúp duy trì sức khỏe tim mạch.
VTV.vn - Zimbabwe đã xác nhận hai trường hợp đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ - Bộ Y tế Zimbabwe thông báo vào ngày 13/10, nhưng không nêu rõ biến thể nào đã được ghi nhận.
VTV.vn - Theo một nghiên cứu vừa được công bố, dù có sự tiến bộ trong công nghệ y tế và nghiên cứu di truyền, tuổi thọ con người không tăng đáng kể.
VTV.vn - Nga đang xúc tiến thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư do 3 đơn vị nghiên cứu của nước này phát triển.
VTV.vn - WHO cảnh báo dịch đậu mùa khỉ bùng phát ở 15 quốc gia châu Phi, gây nhiều khó khăn trong chẩn đoán và điều trị.
VTV.vn - Số lượng trẻ em béo phì ở châu Âu đã tăng nhanh kể từ sau đại dịch COVID-19. Hiện Đức đang thử nghiệm tiêm thuốc giảm cân cho một số trẻ em từ 6 đến 12 tuổi.
VTV.vn - Một nghiên cứu trên quy mô lớn cho thấy COVID-19 có thể là yếu tố nguy cơ cao gây đau tim và đột quỵ trong vòng ba năm sau khi nhiễm bệnh.
VTV.vn - Tiến sĩ Joe Dispenza, một nhà khoa học thần kinh, khẳng định rằng suy nghĩ có thể tác động rất lớn đến sức khỏe, theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực.
VTV.vn - Bộ Y tế Thái Lan đang tăng cường giám sát những du khách đến từ Afghanistan để ngăn ngừa khả năng lây lan của một căn bệnh truyền nhiễm bí ẩn.
VTV.vn - Trung tâm khoa học về virus và công nghệ sinh học Vector State (Nga) đang phát triển vaccine ngừa bệnh do virus Marburg và chuẩn bị thử nghiệm lâm sàng vaccine này.
VTV.vn - Tổ chức Y tế liên Mỹ cảnh báo số ca sốt xuất huyết tại châu Mỹ trong 8 tháng đầu năm nay đã lên đến mức kỷ lục.