Nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tuổi thọ của người bệnh. Bác sĩ Phạm Thị Thu Hà - Bác sĩ Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc lưu ý những triệu chứng sớm, bạn cần nắm rõ để phát hiện và điều trị bệnh tiểu đường kịp thời dưới đây:
Thường xuyên khát nước và đi tiểu liên tục
Nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tuổi thọ của người bệnh.
Thường xuyên khát nước (tăng khát - polydipsia) và đi tiểu thường xuyên (polyuria) là những triệu chứng phổ biến nhất của người mắc bệnh tiểu đường. Khi bạn mắc căn bệnh này, thận của bạn không thể hấp thụ được lượng đường dư thừa. Thay vào đó, nó tích tụ trong nước tiểu và làm cho các mô bị mất nước. Từ đó khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, cơ thể mất nước nên thường xuyên khát.
Người bình thường đi tiểu trung bình là 6-7 lần/ngày. Nếu bạn khát nước liên tục và đi tiểu nhiều hơn quá nhiều, hãy coi chừng nguy cơ tiểu đường.
Mờ mắt
Triệu chứng mờ mắt do bệnh tiểu đường cũng có thể thay đổi và cải thiện nếu như lượng đường trong máu được điều trị ổn định.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do sự dịch chuyển chất lỏng, khiến tròng mắt của mắt bạn sưng lên và thay đổi hình dạng. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung của bạn nên mọi thứ bắt đầu trông mờ đi.
Những thay đổi này ở mắt có thể thay đổi và cải thiện, thị lực có thể trở lại bình thường nếu điều trị ổn định lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nếu bệnh tiểu đường không được điều trị, những thay đổi này có thể tiến triển nặng hơn và dẫn đến chứng mù.
Vết thương lâu lành
Nếu mắc bệnh tiểu đường các vết thương lâu lành hơn, đặc biệt là các vết thương ở chân
Nếu như bạn không may có một vết thương nào đó mà lâu lành rất có thể bạn đang phải đối mặt với nguy cơ bị bệnh tiểu đường và đây là dấu hiệu cảnh báo. Đường trong máu không những làm tăng chứng viêm trong các vết cắt và vết loét mà còn khiến tuần hoàn máu kém, máu khó di chuyển và sửa chữa những vùng da bị tổn thương. Đặc biệt, đối với người tiểu đường điều này thường xuất hiện ở bàn chân. Không hiếm trường hợp bệnh nhân tiểu đường bị loét bàn chân có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.
Vì thế, nếu bạn nhận thấy vết cắt và vết thương của bạn mất nhiều thời gian để hồi phục hơn trước đây, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.
Mệt mỏi
Một dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường đó là mệt mỏi liên tục nguyên nhân là do: Tế bào của bạn không có đủ glucose để tạo thành năng lượng. Mất nước do đi tiểu thường xuyên cũng khiến bạn luôn cảm thấy kiệt sức.
Ngoài ra, mệt mỏi có thể là một triệu chứng của các bệnh lý khác, thậm chí là do lối sống của bạn (như chế độ ăn uống nhiều carb, tiêu thụ quá nhiều caffein, lão hóa...). Tuy nhiên nếu nó kết hợp với các triệu chứng khác trong danh sách này, cũng có thể đó là một dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.
Đói quá mức
Đói quá mức (polyphagia), cùng với sự khát nước và đi tiểu nhiều lần, tạo thành 3 dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường.
Nếu cơ thể của bạn không sản xuất đủ insulin hoặc không đáp ứng insulin theo cách bình thường, nó không thể chuyển đổi thực phẩm thành glucose để tạo ra năng lượng cho các tế bào. Đó là nguyên nhân bạn vẫn cảm thấy đói dù đã ăn uống đầy đủ. Thực tế, việc ăn uống chỉ khiến cho lượng đường trong máu cao hơn mà thôi.
Giảm cân không rõ nguyên nhân
Nếu bạn không thực hiện bất kì chế độ ăn kiêng hay tập thể dục nào nhưng cân nặng vẫn sụt giảm không kiểm soát, hãy cẩn trọng, có thể bạn đang mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do cơ thể bạn không thể sử dụng glucose như một nguồn năng nên nó sẽ bắt đầu đốt chất béo từ đó làm cho cân nặng giảm đi. Mất nước cũng khiến bạn giảm cân đột ngột vì cơ thể của bạn sử dụng tất cả các chất lỏng có sẵn để sản xuất nước tiểu.
Giảm cân không mong muốn là dấu hiệu ban đầu của bệnh đái tháo đường type 1, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến những người mắc bệnh tiểu đường type 2.
Người mắc bệnh tiểu đường cân xây dựng chế độ ăn khoa học, lối sống lành mạnh kết hợp theo dõi thường xuyên để bệnh không tiến triển nặng
Da sạm đi
Da bị tối màu đi là một tình trạng mà có một số vùng da bị sạm và xỉn màu hơn các vùng da khác. Sự thay đổi về màu da thường xuất hiện ở những vùng da bị có nếp nhăn hoặc nếp gấp, chẳng hạn như trên cổ, nách, háng, bên trong khuỷu tay, phía sau đầu gối hay trên các ngón tay.
Mặc dù những người khỏe mạnh cũng có thể gặp tình trạng này nhưng đây cũng là dấu hiệu chung của tiền tiểu đường hoặc bệnh tiểu đường.
Ngứa da
Khi lượng đường dư thừa được bài tiết vào nước tiểu, nó sẽ lấy theo chất lỏng từ các mô khác của bạn, trong đó có da - cơ quan lớn nhất của cơ thể. Da khô khiến bạn ngứa ngáy, những vết xước khô có thể dẫn đến nứt trên da, thậm chí dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau. Ngoài ra, một lý do khác khiến bạn ngứa da là tình trạng nhiễm nấm men - thường gặp ở người bị tiểu đường.
Tê hoặc đau nhói ở tay hoặc chân
Lượng đường trong máu cao dẫn đến máu lưu thông máu kém, làm tổn thương thần kinh.
Nếu như bạn xuất hiện các triệu chứng như tê tê, ngứa ran, hoặc đau ở bàn tay hoặc bàn chân (hoặc ngón tay, ngón chân) rất có thể đó là một dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường. Như đã đề cập ở trên, lượng đường trong máu cao dẫn đến tình trạng lưu thông máu kém, do đó dẫn tới tổn thương thần kinh. Tay và chân, là những bộ phận cơ thể xa nhất từ trái tim nên bị đau đầu tiên.
Để giảm thiểu nguy cơ bị bệnh tiểu đường, điều bạn cần làm là kiểm soát lượng đường trong máu và cải thiện sự tuần hoàn của cơ thể.
VTV.vn - Sức khỏe răng miệng có mối quan hệ chặt chẽ với sức khỏe cả cơ thể. Vì vậy, chăm sóc răng miệng vô cùng cần thiết.
VTV.vn - Không thể ngửi hoặc nhận ra mùi có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh mất trí nhớ.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Chấn thương là điều khó tránh khỏi khi chơi bóng đá. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, ta có thể hạn chế được nhiều chấn thương đáng tiếc.
VTV.vn - Tiến sĩ Amir Khan, một bác sĩ tại Anh, đã chia sẻ 5 vấn đề xuất hiện ở bàn chân có thể cảnh báo về sức khỏe.
VTV.vn - Đau ống cổ tay là một trong những căn bệnh mà nhân viên văn phòng hay mắc phải vì ngồi quá lâu trước máy tính.
VTV.vn - Đái tháo đường là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch.
VTV.vn - Sau một mối tình tan vỡ, bạn cần tìm cách để vượt qua chiếc bóng đen trong tâm trí để hướng đến những điều tốt đẹp phía trước.
VTV.vn - Làm sao bạn có thể nhận ra những dấu hiệu cho thấy lượng đường tiêu thụ đang vượt khỏi tầm kiểm soát? Các chuyên gia có những khuyến cáo cụ thể cho tình trạng này.
VTV.vn - Thời điểm giao mùa khiến những người bị viêm mũi dị ứng trở nên nhạy cảm hơn.
VTV.vn - Bác sĩ Eric Berg, chuyên gia về tim mạch, tại Viện Y tế Hoa Kỳ (NIH) đã chia sẻ một số triệu chứng có thể xuất hiện trong những ngày trước khi đột quỵ.
VTV.vn - Để trả lời câu hỏi: “Nên ăn trước hay sau khi tập thể dục?”, các chuyên gia khuyên bạn nên ghi nhớ những nguyên tắc chung dưới đây.
VTV.vn - Theo một nghiên cứu năm 2017, chuột rút chân ban đêm khá phổ biến, với khoảng 30% người trưởng thành gặp tình trạng này mỗi tháng.
VTV.vn - Môi trường sống và làm việc thường xuyên bật máy lạnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.