Những biến chứng đáng sợ của bệnh tiểu đường

PV, icon
11:02 ngày 30/03/2018

VTV.vn - Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh phát triển một cách thầm lặng, âm ỉ, khi có biểu hiện ra bên ngoài thì bệnh gần như đã ở giai đoạn nặng.

Tiểu đường nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng đáng lo ngại:

Các biến chứng bệnh tiểu đường

Biến chứng tim mạch

Theo thống kê của Chương trình phòng ngừa bệnh tiểu đường Quốc gia, trên 65% số ca tử vong ở người mắc bệnh tiểu đường là do bệnh tim mạch và đột quỵ. Lượng đường trong máu cao làm tăng sự lắng đọng mỡ ở thành mạch và chậm dòng chảy của máu. Từ đó khiến các mạch máu bị hẹp không thể bơm đủ máu đến tim, làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.

Biến chứng mắt

Đường huyết tăng cao làm tổn thương hệ thống mao mạch ở đáy mắt, gây bệnh võng mạc tiểu đường. Lâu dần nếu không được điều trị, người bệnh bị suy giảm thị lực, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mù lòa. Tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ một số bệnh về mắt khác như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, phù hoàng điểm.

Biến chứng thần kinh

Tổn thương hệ thống thần kinh là biến chứng phổ biến ở người bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu quá cao dễ làm tổn thương những mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh khiến các dây thần kinh không nhận được đủ chất dinh dưỡng và oxy. Từ đó người bệnh yếu cơ, thay đổi cảm giác, tê bì hoặc kim châm chủ yếu ở các ngón tay.

Biến chứng thận

Lượng đường trong máu cao làm tổn thương tới hàng triệu vi mạch (mạch máu nhỏ) tại thận khiến thận bị suy giảm chức năng lọc, bài tiết, nghiêm trọng hơn là dẫn đến suy thận không hồi phục.

Những biến chứng đáng sợ của bệnh tiểu đường - Ảnh 1.

Thận là một trong những cơ quan dễ bị gặp biến chứng nếu người bệnh mắc tiểu đường giai đoạn nặng

Biến chứng nhiễm trùng

Đường trong máu cao là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn có hại phát triển, đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Đó là lý do người mắc bệnh tiểu đường rất dễ nhiễm trùng như nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu hay sinh dục, vết loét lâu liền… Tình trạng viêm nhiễm thường kéo dài, dai dẳng và khó điều trị.

Làm gì để phòng ngừa bệnh tiểu đường?

Để phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả bạn cần xây dựng chế độ thói quen sống và tập luyện lành mạnh:

Kiểm tra huyết áp và cholesterol

Bệnh nhân tiền tiểu đường và tiểu đường loại 2 sẽ có nguy cơ cao bị cao huyết áp và cholesterol cao. Vì vậy nếu hàm lượng cholesterol cao người bệnh cần phải thường xuyên kiểm hàm lượng này bằng cách tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, chế độ ăn chất béo bão hòa và không hút thuốc.

Những biến chứng đáng sợ của bệnh tiểu đường - Ảnh 2.

Người bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời khi phát hiện bệnh tiểu đường

Tập thể dục

Chương trình Ngăn ngừa Bệnh tiểu đường quốc gia của Mỹ đã chỉ ra rằng rủi ro phát triển bệnh tiểu đường loại 2 có thể trì hoãn nếu bệnh nhân bị tiền tiểu đường giảm được từ 5-7% trọng lượng cơ thể. Bởi lẽ giảm cân và hoạt động thể chất có thể giúp cơ thể tăng khả năng sản xuất chất insulin để xử lý lượng glucose trong cơ thể.

Chế độ ăn lành mạnh

Tiêu thụ thực phẩm ít chất béo, đường và natri, Chọn thức uống không hoặc ít calorie sẽ rất tốt cho người tiểu đường. Người bệnh có thể Tthay thế chất carbon hydrate trắng (bánh mì trắng, gạo trắng) bằng ngũ cốc hoặc gạo lứt.

Bỏ thuốc lá

Nếu đang hút thuốc, hãy bỏ ngay. Hoặc nếu không hút thuốc thì bạn cũng đừng tập thói quen xấu này.

Cùng chuyên mục