Bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn gì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm cả phương pháp điều trị đang thực hiện, triệu chứng bệnh cụ thể của mỗi người cũng như sở thích ăn uống của bệnh nhân… Một chế độ ăn với các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe sẽ giúp bệnh nhân ung thư vòm họng nhanh hồi phục sau mổ, tăng sức đề kháng, thể trạng trong quá trình điều trị bằng xạ trị và hóa chất, nâng cao hệ miễn dịch, tránh viêm nhiễm và giảm biến chứng.
Vậy bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn gì?
Nước ép hoa quả
Sau phẫu thuật, vòm họng bệnh nhân bị tổn thương và cần thời gian để phục hồi. Vì vậy, các loại nước ép hoa quả là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho người bệnh, cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất giúp vết mổ mau lành, tăng sức đề kháng cho cơ thể người bệnh. Nước ép dễ uống và không ảnh hưởng đến vùng họng tổn thương như các loại đồ ăn khô cứng.
Một số loại nước ép được khuyên dùng là nước ép lê, kiwi, táo, cà rốt…
Rau củ tươi
Một số loại rau củ tươi như chân vịt, mướp đắng… là những đồ ăn thanh đạm, không dầu mỡ có tác dụng tuyệt vời trong thanh nhiệt, giải độc, phòng tránh viêm nhiễm. Vì thế người bệnh ung thư vòm họng nên ăn những thực phẩm này để dễ tiêu hóa, dễ nuốt. Chú ý thực phẩm cần chế biến dưới dạng luộc hoặc hấp chín, tránh xào nấu nhiều dầu mỡ.
Thực phẩm giàu protein
Cá, thịt, trứng, sữa… là những loại thực phẩm cung cấp lượng protein cần thiết cho cơ thể người bệnh, giúp nâng cao thể trạng cho bệnh nhân, đảm bảo sức khỏe tốt để tiếp tục thực hiện các phương pháp điều trị. Để người bệnh dễ ăn uống, cá, thịt cần chế biến nhừ, có thể nấu dạng cháo, súp.
Bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn gì phụ thuộc vào cả triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải. Nếu bệnh nhân bị khàn giọng có thể ăn lê, ngân hạnh; khó nuốt có thể ăn quả hồ đào… Ngoài ra, bệnh nhân ung thư vòm họng cần chú ý uống nhiều nước để giảm đau nhức trong miệng, cổ họng, tích cực đào thải các chất độc ra ngoài cơ thể…
Ngoài việc tuân thủ một chế độ ăn uống đúng cách, người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe và thường xuyên tái khám định kỳ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Dịp cận Tết Nguyên đán là thời điểm các dịch bệnh dễ bùng phát, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa.
VTV.vn - Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, lây lan.
VTV.vn - Viêm da cơ địa ở trẻ em - bệnh chàm là bệnh viêm da mạn tính, thường xuyên tái phát. Viêm da cơ địa khiến trẻ rất ngứa ngáy, khó chịu nhất là lúc thời tiết hanh khô.
VTV.vn - Không thể ngửi hoặc nhận ra mùi có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh mất trí nhớ.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Chấn thương là điều khó tránh khỏi khi chơi bóng đá. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, ta có thể hạn chế được nhiều chấn thương đáng tiếc.
VTV.vn - Tiến sĩ Amir Khan, một bác sĩ tại Anh, đã chia sẻ 5 vấn đề xuất hiện ở bàn chân có thể cảnh báo về sức khỏe.
VTV.vn - Đau ống cổ tay là một trong những căn bệnh mà nhân viên văn phòng hay mắc phải vì ngồi quá lâu trước máy tính.
VTV.vn - Đái tháo đường là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch.
VTV.vn - Sau một mối tình tan vỡ, bạn cần tìm cách để vượt qua chiếc bóng đen trong tâm trí để hướng đến những điều tốt đẹp phía trước.
VTV.vn - Làm sao bạn có thể nhận ra những dấu hiệu cho thấy lượng đường tiêu thụ đang vượt khỏi tầm kiểm soát? Các chuyên gia có những khuyến cáo cụ thể cho tình trạng này.
VTV.vn - Thời điểm giao mùa khiến những người bị viêm mũi dị ứng trở nên nhạy cảm hơn.
VTV.vn - Bác sĩ Eric Berg, chuyên gia về tim mạch, tại Viện Y tế Hoa Kỳ (NIH) đã chia sẻ một số triệu chứng có thể xuất hiện trong những ngày trước khi đột quỵ.
VTV.vn - Để trả lời câu hỏi: “Nên ăn trước hay sau khi tập thể dục?”, các chuyên gia khuyên bạn nên ghi nhớ những nguyên tắc chung dưới đây.