Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh quản bị viêm hoặc sưng lên. Nguyên nhân thường do nhiễm virus, các yếu tố môi trường hoặc vi khuẩn. Viêm thanh quản cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân – triệu chứng của viêm thanh quản
Viêm thanh quản cấp tính là tình trạng viêm cấp niêm mạc thanh quản do nhiễm virus, bệnh có thể chữa khỏi. Trong khi đó, viêm thanh quản mạn tính xảy ra nguyên nhân chủ yếu là do tiếp xúc lâu dài với các yếu tố nguy cơ chẳng hạn như môi trường ô nhiễm, sử dụng giọng nói quá mức. Trường hợp này có nguy cơ kéo dài và trầm trọng hơn.
Nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp tính là do nhiễm virus, tổn thương dây thanh (do hò hét, nói nhiều hơn bình thường), nhiễm vi khuẩn...
Theo BS., Thầy thuốc ưu tú Dương Văn Tiến - BV Thu Cúc: "Nguyên nhân gây viêm thanh quản mạn tính là do viêm thanh quản cấp tính không được điều trị kịp thời và triệt để, do tiếp xúc với hóa chất độc hại, trào ngược dạ dày - thực quản, do hút thuốc hoặc thường xuyên hút phải khói thuốc, lạm dụng giọng nói, nhiễm trùng nấm men cấp thấp..."
Các triệu chứng phổ biến của viêm thanh quản bao gồm: Giọng nói suy yếu, mất giọng, khản tiếng, khô họng, ho khan... khiến người bệnh mệt mỏi và khó chịu.
Lưu ý khi điều trị viêm thanh quản
Trong quá trình điều trị viêm thanh quản, bên cạnh các phương pháp như: chườm nóng vùng cổ, dùng thuốc…, để đạt hiệu quả cao, bệnh nhân cần lưu ý:
Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám khi có dấu hiệu viêm thanh quản
- Hạn chế nói to, nói nhiều: Nếu như người bệnh bắt buộc phải nói thì nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ chẳng hạn như: micro, loa,… và phân bố thời gian nói hợp lý, uống nước ấm nhấp giọng. Nếu nói nhiều bị mệt thì cần nghỉ ngơi.
- Loại bỏ các yếu tố gây hại, chẳng hạn như: rượu, bia, thuốc lá, nhiễm khuẩn, điều trị bệnh viêm mũi - xoang, trào ngược dạ dày - thực quản (nếu có) càng sớm càng tốt.
- Giữ ấm và vệ sinh sạch sẽ vùng họng. Nếu lao động trong môi trường ô nhiễm thì cần có chế độ bảo hộ lao động tốt.
Khi bị viêm thanh quản, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Tránh dùng thuốc tại nhà vì có thể gây nguy hiểm và không mang đến hiệu quả điều trị.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Chấn thương là điều khó tránh khỏi khi chơi bóng đá. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, ta có thể hạn chế được nhiều chấn thương đáng tiếc.
VTV.vn - Thời điểm giao mùa khiến những người bị viêm mũi dị ứng trở nên nhạy cảm hơn.
VTV.vn - Bác sĩ Eric Berg, chuyên gia về tim mạch, tại Viện Y tế Hoa Kỳ (NIH) đã chia sẻ một số triệu chứng có thể xuất hiện trong những ngày trước khi đột quỵ.
VTV.vn - Để trả lời câu hỏi: “Nên ăn trước hay sau khi tập thể dục?”, các chuyên gia khuyên bạn nên ghi nhớ những nguyên tắc chung dưới đây.
VTV.vn - Theo một nghiên cứu năm 2017, chuột rút chân ban đêm khá phổ biến, với khoảng 30% người trưởng thành gặp tình trạng này mỗi tháng.
VTV.vn - Môi trường sống và làm việc thường xuyên bật máy lạnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.
VTV.vn - Theo các chuyên gia, đốt các hợp chất có chứa hương liệu sản sinh ra nhiều vật chất dạng hạt gây hại hơn so với thuốc lá.
VTV.vn - Có rất nhiều thói quen lười biếng trong cuộc sống hàng ngày có thể ảnh hưởng tới cơ thể hơn bạn tưởng tượng.
VTV.vn - Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày, tương đương với việc đi bộ khoảng 8km, được xem là mục tiêu sức khỏe chuẩn mực mà nhiều người hướng tới.
VTV.vn - Đột quỵ xảy ra khi lưu lượng máu đến một phần não bị ngừng, ảnh hưởng đến các chức năng như lời nói hoặc cử động
VTV.vn - Nhiều người chi tiền cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và tìm kiếm cách kéo dài tuổi thọ mà không biết có những cách đơn giản giúp sống lâu.
VTV.vn - Huyết áp cao thường không có triệu chứng rõ ràng, vì vậy còn được gọi là "kẻ giết người thầm lặng".
VTV.vn - Giao mùa chính là thời điểm thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển, trong đó điển hình là bệnh viêm màng não do virus.
VTV.vn - Chiều ngày 29/10/2024, Bộ Y tế tổ chức hội thảo công bố tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
VTV.vn - Giao mùa (đặc trưng bởi sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm đột ngột) là điều kiện lý tưởng để virus, vi khuẩn, nấm… sinh sôi và gây ra các bệnh lý đường hô hấp.