Thiếu máu não nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, icon
07:00 ngày 03/04/2018

VTV.vn - Các thống kê cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân bị thiếu máu não trên thế giới cũng như Việt Nam chiếm từ 80 - 85% dân số. Thiếu máu não gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.

Bệnh thiếu máu não - Nhiều triệu chứng phức tạp

Thiếu máu não có nhiều biểu hiện lâm sàng phức tạp, người bệnh dễ nhầm lẫn với các chứng bệnh khác như: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, tê hoặc nhức mỏi tay chân... Bên cạnh đó, những biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật như tim đập nhanh, rối loạn huyết động, cơn bốc hỏa, chậm chạp, mệt mỏi, sức khỏe giảm sút... cũng là những dấu hiệu đáng ngờ của chứng thiếu máu não. Điều đáng nói là các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện rất âm thầm và do áp lực, vấn đề tuổi tác nên nhiều người thường có tâm lý chủ quan, xem nhẹ.

Bệnh thiếu máu não nguy hiểm đến thế nào?

Thiếu máu não được coi là hội chứng bệnh lý có nguy cơ gây tử vong thứ 3 trên thế giới chỉ sau ung thư và bệnh tim mạch. Đáng nói nhất, thiếu máu não chiếm tới 25% tổng số các tai biến mạch máu não.

Thiếu máu não nguy hiểm như thế nào? - Ảnh 1.

Thiếu máu não được coi là hội chứng bệnh lý có nguy cơ gây tử vong thứ 3 trên thế giới chỉ sau ung thư và bệnh tim mạch.

Tiêu thụ đến 20% dưỡng khí toàn cơ thể, não rất nhạy với tình trạng thiếu oxy. Trong vòng 10 giây nếu không được cung cấp máu, mô não bắt đầu có những rối loạn. Nếu thiếu máu não kéo dài trong 4 phút, các tế bào thần kinh đã bị hủy hoại không thể phục hồi lại được.

Thiếu máu não có thể nhẹ và thể nặng. Ở thể nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt. Thể nặng có thể gây tình trạng mất ý thức/trí nhớ tạm thời, liệt nhẹ nửa người, choáng váng, da xanh, sợ lạnh, … gây khó khăn cho sinh hoạt và công việc.

Thiếu máu não kéo dài sẽ dẫn tới tai biến mạch máu não với nhiều di chứng nặng nề: đột tử, liệt nửa người với các mức độ khác nhau.

Làm gì để phòng ngừa thiếu máu não?

Mặc dù là căn bệnh nguy hiểm nhưng thiếu máu não hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị nếu áp dụng chế độ chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng hợp lý.

- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để cung cấp omega 3, chất sắt, các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Hạn chế các thức ăn nhiều thịt, các loại mỡ động vật, nội tạng động vật vì sẽ làm tăng hàm lượng choresterol trong cơ thể - nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch máu.

- Kết hợp với tập luyện thể thao, luyện thở để giảm bớt sự hẹp lòng mạch, giúp giảm nguy cơ thiếu máu lên não cũng như các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.

- Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và phòng ngừa sớm các chứng bệnh, trong đó có thiếu máu não.

- Người bị thiếu máu não cần tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không nên tắm nước lạnh khi mới đi ngoài trời nắng về, khi ngủ cần tránh vị trí gió lùa. Mùa lạnh mỗi khi thức dậy cần nằm tĩnh dưỡng một lúc mới ngồi dậy, tránh bị lạnh đột ngột.

- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức hoặc đứng quá lâu dễ bị chóng mặt dẫn tới choáng ngất, không nên nóng giận đột ngột vì dễ làm mạch máu hẹp lại, dẫn đến nguy cơ đột quỵ xảy ra.

Cùng chuyên mục