Các yếu tố gây ung thư da
Ung thư da do nhiều yếu tố khác nhau gây ra như:
- Tia UV từ nắng mặt trời đặc biệt là ánh sáng với cường độ mạnh.
- Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại.
Thường xuyên tiếp xúc với nắng mặt trời ở cường độ cao làm tăng nguy cơ mắc ung thư da.
- Mắc các bệnh lý về da từ trước như: u nhú, mụn cơm, nốt ruồi, tổn thương sừng hóa vẩy hoặc sẹo bỏng lâu ngày…
- Chủng tộc người da trắng, tóc sáng màu dễ bị ung thư da hơn người da và tóc tối màu.
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh.
Ung thư da có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ Bệnh viện Thu Cúc, ung thư da là bệnh nguy hiểm và thường không được phát hiện sớm do các triệu chứng ban đầu mờ nhạt. Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn, người bệnh sẽ thấy:
- Trên da xuất hiện vết loét lâu lành và rớm máu.
- Biến đổi dày sừng, loét da liên tục.
Ung thư da là bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
- Các khối u dưới da phát triển nhanh.
- Sự thay đổi bất thường ở nốt ruồi.
- Có thể sờ thấy hạch.
Ung thư da nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Ảnh hưởng nghiêm trọng và nặng nề nhất của bệnh là khiến người bệnh tử vong nhanh chóng.
Bệnh ung thư da có chữa được không?
Mặc dù là bệnh ung thư nguy hiểm nhưng ung thư da cũng có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tùy vào từng giai đoạn bệnh tiên lượng sống khác nhau. Nếu chữa trị ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm có thể lên tới 100%. Ở giai đoạn muộn, tỷ lệ sống sau 5 năm còn khoảng 20 - 40%.
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị ung thư da. Căn cứ vào từng mức độ bệnh và giai đoạn bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.
- Phẫu thuật: đây là phương pháp điều trị chính cho các trường hợp mắc ung thư da ở giai đoạn sớm.
- Xạ trị: phương pháp này thường được áp dụng đối với các trường hợp mắc ung thư da giai đoạn muộn. Xạ trị có thể được sử dụng trước phẫu thuật để thu nhỏ kích thước khối u, giúp cắt bỏ dễ dàng hoặc xạ trị được sử dụng sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
Bệnh ung thư da có thể chữa được bằng nhiều phương pháp như phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.
- Hóa trị: phương pháp này là dùng thuốc hóa chất truyền vào cơ thể qua đường tĩnh mạch nhằm tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư. Phương pháp này có thể dùng khi bệnh đã di căn và không thể phẫu thuật được.
- Thuốc bôi 5FU dạng kem chỉ dùng trong trường hợp ung thư biểu mô vảy, còn với ung biểu mô tế bào đáy thì lành ở phía trên, phía dưới bệnh vẫn phát triển.
- Liệu pháp miễn dịch được sử dụng điều trị bệnh cho một số người bệnh ung thư hắc tố.
Nếu được điều trị đúng phương pháp và kịp thời sẽ giúp kiểm soát và cải thiện sớm bệnh, giúp loại bỏ hoàn toàn ung thư da.
Lưu ý gì trong khi điều trị ung thư da?
Để ngăn ngừa ung thư da tiến triển hoặc tái phát trở lại, người bệnh cần tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, sau quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần chú ý:
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng mặt trời đặc biệt là nắng có cường độ cao, tia UV mạnh trong thời gian từ 10 - 16h hàng ngày; sử dụng quần áo chống nắng, khẩu trang, mũ rộng vành, kính râm để bảo vệ cơ thể.
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại trong công việc và cuộc sống, không sử dụng mỹ phẩm trên da.
- Sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động khi tiếp xúc với hóa chất…
- Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày, uống nhiều nước và ăn nhiều rau củ quả.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám đúng hẹn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Làm sao bạn có thể nhận ra những dấu hiệu cho thấy lượng đường tiêu thụ đang vượt khỏi tầm kiểm soát? Các chuyên gia có những khuyến cáo cụ thể cho tình trạng này.
VTV.vn - Thời điểm giao mùa khiến những người bị viêm mũi dị ứng trở nên nhạy cảm hơn.
VTV.vn - Bác sĩ Eric Berg, chuyên gia về tim mạch, tại Viện Y tế Hoa Kỳ (NIH) đã chia sẻ một số triệu chứng có thể xuất hiện trong những ngày trước khi đột quỵ.
VTV.vn - Để trả lời câu hỏi: “Nên ăn trước hay sau khi tập thể dục?”, các chuyên gia khuyên bạn nên ghi nhớ những nguyên tắc chung dưới đây.
VTV.vn - Theo một nghiên cứu năm 2017, chuột rút chân ban đêm khá phổ biến, với khoảng 30% người trưởng thành gặp tình trạng này mỗi tháng.
VTV.vn - Môi trường sống và làm việc thường xuyên bật máy lạnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.
VTV.vn - Theo các chuyên gia, đốt các hợp chất có chứa hương liệu sản sinh ra nhiều vật chất dạng hạt gây hại hơn so với thuốc lá.
VTV.vn - Có rất nhiều thói quen lười biếng trong cuộc sống hàng ngày có thể ảnh hưởng tới cơ thể hơn bạn tưởng tượng.
VTV.vn - Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày, tương đương với việc đi bộ khoảng 8km, được xem là mục tiêu sức khỏe chuẩn mực mà nhiều người hướng tới.
VTV.vn - Đột quỵ xảy ra khi lưu lượng máu đến một phần não bị ngừng, ảnh hưởng đến các chức năng như lời nói hoặc cử động
VTV.vn - Nhiều người chi tiền cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và tìm kiếm cách kéo dài tuổi thọ mà không biết có những cách đơn giản giúp sống lâu.
VTV.vn - Huyết áp cao thường không có triệu chứng rõ ràng, vì vậy còn được gọi là "kẻ giết người thầm lặng".
VTV.vn - Giao mùa chính là thời điểm thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển, trong đó điển hình là bệnh viêm màng não do virus.
VTV.vn - Chiều ngày 29/10/2024, Bộ Y tế tổ chức hội thảo công bố tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.