Chiều ngày 12/9, Bộ Y tế đã phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới và các cơ quan Liên Hợp Quốc tổ chức Diễn đàn cấp cao về các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam.
Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật tử vong ngày càng lớn của các bệnh không lây nhiễm. Ước tính năm 2012 có 73% số trường hợp tử vong và 66% tổng gánh nặng bệnh tật toàn quốc là do các bệnh này, chủ yếu là tim mạch, ung thư, đái tháo đường và bệnh hô hấp mạn tính. 40% số trường hợp tử vong do bệnh không lây nhiễm trước 70 tuổi.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu liên quan đến các thói quen, tập quán của người dân và do mức độ gia tăng của các yếu tố nguy cơ như hút thuốc, sử dụng rượu bia, dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực, tình trạng thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, tăng đường máu và rối loạn mỡ máu.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tại diễn đàn.
Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015 tại Việt Nam vừa được Bộ Y tế công bố cho thấy, hầu hết các yếu tố nguy cơ đều có tỷ lệ cao. Tỷ lệ sử dụng rượu bia ở Việt Nam là 43,8% (nam giới 77,3%, nữ giới 11%). 57,2% dân số trưởng thành ăn thiếu rau, và trái cây. Trung bình một người tiêu thụ 9,4g muối trong một ngày, cao gần gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Gần 1/3 dân số thiếu hoạt động thể lực. 15% người dân Việt Nam hiện tại bị thừa cân béo phì. Tỷ lệ mắc tăng huyết áp là 18,9%. Tỷ lệ có rối loạn đường huyết lúc đói là 3,6% và tỷ lệ tăng đường huyết là 4,1%. 30,2% số người trưởng thành có tăng cholesterol máu.
Ngoài ra, tại diễn đàn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng cho biết, một con số cần cảnh báo tới người dân, theo điều tra trong 30 ngày qua, có ½ số người uống rượu bia có tham gia giao thông. Điều này là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng tai nạn giao thông.
Chủ tịch Viện Y tế Công cộng Quốc gia Nhật Bản TS. Kazuya Shimmura chia sẻ tại diễn đàn: Tỉ lệ tiêu thụ muối bình quân của người Nhật Bản đã giảm từ 14g/ngày trong năm 1975 xuống còn 10g/ngày vào năm 2014. Và chỉ tiêu được đặt ra sẽ tiêu thụ 8g/ngày và đã được đưa vào kế hoạch nâng cao sức khỏe quốc gia gần đây. Cùng với các nỗ lực về phòng ngừa, Nhật Bản cũng đã đạt được bao phủ sức khỏe toàn dân, trong đó đã cải thiện rất lớn khả năng tiếp cận tới các dịch vụ y tế và làm giảm đi các gánh nặng về mặt tài chính khi cần phải điều trị.
Chủ tịch Viện Y tế Công cộng Quốc gia Nhật Bản.
"Việc duy trì và cải thiện các chức năng về thể chất ở mọi giai đoạn sống của cuộc đời rất cần thiết. Để có thể phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm trong suốt cuộc đời, điểm quan trọng là phải có lối sống lành mạnh từ khi còn là ấu thơ" - TS. Kazuya Shimmura cho biết.
Trong khi đó, phát hiện và quản lý bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam hiện còn hạn chế. Theo điều tra, chỉ có 43,1% số người mắc tăng huyết áp và 31,1% số người tăng đường huyết từng được phát hiện bệnh. 13,6% số người mắc tăng huyết áp và 28,9% số người đái tháo đường được quản lý tại cơ sở y tế. Dưới 1/3 số người có nguy cơ tim mạch cao được điều trị/tư vấn dự phòng đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Khoảng ¼ số phụ nữ tuổi 18-19 và 1/3 số phụ nữ tuổi từ 30-49 từng được sàng lọc ung thư cổ tử cung.
Diễn đàn cấp cao về các bệnh không lây nhiễm diễn ra với mục đích tìm ra các giải pháp hữu hiệu, trên cơ sở định hình bức tranh tổng quát của Việt Nam trong lĩnh vực phòng chống các bệnh không lây nhiễm. Đồng thời, tham khảo các kinh nghiệm quốc tế, nhằm giúp Việt Nam tăng cường hiệu quả công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm trong thời gian tới, hướng tới sự phát triển bền vững cho người dân.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tạiTV Online!
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thuốc giả Theophylline 200mg.
VTV.vn - Hàng năm, cứ vào dịp lễ Tết, Khoa Phỏng-Tạo hình, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) tiếp nhận nhiều trường hợp phỏng nặng do tai nạn phát nổ khi tự chế tạo pháo.
VTV.vn - Sau 3 ngày sốt, mệt mỏi, chị P.T.T.T. (39 tuổi, trú tại Vĩnh Phúc) đi khám và được nhập viện.
VTV.vn - Ngày 6/1, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp tử vong nghi do bệnh dại tại huyện Krông Ana.
VTV.vn - Ngày 5/1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có thông tin về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người human metapneumovirus (HMPV) tại Trung Quốc.
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận bệnh nhi 4 tuổi tử vong do bệnh ho gà. Đáng lưu ý, bệnh nhi chưa tiêm vaccine phòng bệnh có thành phần ho gà.
VTV.vn - Trong năm qua, nhiều cơ sở điều trị đã báo động về một bệnh giun đũa của loài chó lây sang người: bệnh ấu trùng giun đũa chó (Toxocara Canis).
VTV.vn - Hiện nay, trẻ đi học thường hay gặp một số các bệnh về mắt như: viêm kết mạc (đau mắt đỏ), viêm nhiễm mi mắt, tật khúc xạ.
VTV.vn - UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về phòng chống dịch bệnh năm 2025 và giao nhiệm vụ cho các đơn vị phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc tăng cường kiểm tra, giám sát mua bán, sử dụng sản phẩm từ hạt sang.
VTV.vn - Tính đến hết tháng 11 năm 2024, toàn tỉnh Hải Dương có 15.027 người nghi lao được xét nghiệm đờm soi trực tiếp, phát hiện 1.046 bệnh nhân lao các thể.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Khoa Nội nhi Tổng hợp - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã khám và điều trị nhiều trường hợp bệnh nhi bị bệnh viêm mao mạch dị ứng (Schonlein Henoch).
VTV.vn - Đó là cơ sở gắn biển hiệu "Đông Y Hồng Lý" tại địa chỉ số 517 Bình Thành, Khu phố 2, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân.
VTV.vn - Dịp cận Tết Nguyên đán là thời điểm các dịch bệnh dễ bùng phát, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa.
VTV.vn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận bé trai 4 tuổi, trú tại tỉnh Bình Phước, đến khám và nhập viện vì tình trạng táo bón kéo dài.