![](https://cdn-images.vtv.vn/zoom/320_200/66349b6076cb4dee98746cf1/2025/02/13/1-27351988965649041404995-14861605474735682525514.webp)
Trẻ dậy thì sớm ngày một tăng
TS.BS Bùi Phương Thảo, Phó Trưởng Khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Bệnh viện bắt đầu tiếp nhận điều trị cho trẻ dậy thì sớm từ những năm 2002 - 2003 với khoảng 10 trường hợp mỗi năm. Đến nay, trung bình mỗi năm bệnh viện tiếp nhận tới 50 - 70 trường hợp trẻ dậy thì sớm. Đáng kể, từ đầu năm 2020 tới nay, bệnh viện tiếp nhận 107 trường hợp trẻ dậy thì sớm".
Theo TS.BS Bùi Phương Thảo, dậy thì được coi là sớm nếu khởi phát trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Tỷ lệ bé gái dậy thì sớm cao gấp 10 lần so với bé trai và thường gặp ở thành thị hơn nông thôn. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trẻ mới 6 - 7 tuổi đã có dấu hiệu dậy thì.
TS.BS Bùi Phương Thảo chia sẻ về tình trạng dậy thì sớm ở trẻ em.
Cách đây 7 năm, bệnh viện có tiếp nhận một trường hợp bé gái 6 tuổi tới khám với các biểu hiện tuyến vú phát triển, cao lớn... Các xét nghiệm cho thấy trẻ bị dậy thì sớm mới 6 tuổi nhưng tuổi xương trẻ đã mức 13 năm. Sau khi được điều trị, chiều cao của bé gái này khi trưởng thành đạt gần 1,6m.
Một trường hợp khác là bé gái 8 tuổi ở Hà Đông, Hà Nội đến khám với biểu hiện đau tức ở tuyến vú, chưa có kinh nguyệt. Mẹ bé cho biết: Bé kêu đau ngực từ lâu nhưng do dịch COVID-19 nên tới hôm nay mới đưa cháu vào viện khám được.
TS.BS Nguyễn Ngọc Khánh, người khám trực tiếp cho biết: Bé có chiều cao 1,3m, tuyến vú đã phát triển. Các xét nghiệm khác cho thấy tuổi xương của bé đã ở mức 12 tuổi. Trường hợp này nếu gia đình đồng ý điều trị, thời gian kéo dài tới năm bé được 10, 11 tuổi. Tuy nhiên, chiều cao của bé sẽ không được cải thiện nhiều.
Bé 8 tuổi được chẩn đoán dậy thì sớm, TS.BS Nguyễn Ngọc Khánh tư vấn điều trị cho gia đình.
Phát hiện sớm tránh nguy cho trẻ
TS.BS Bùi Phương Thảo cho biết: Dậy thì sớm có 2 loại gồm dậy thì sớm ngoại biên và dậy thì sớm trung ương. Trong đó, dậy thì sớm trung ương là nhóm thường gặp nhất do sự bài tiết quá mức hormone sinh dục từ trên não (hạ đồi - tuyến yên). Nguyên nhân dậy thì sớm của nhóm này đa số lại là vô căn (nhất là bé gái), tức là không có nguyên nhân thực thể gây ra dậy thì sớm. Còn dậy thì sớm ngoại biên ít phổ biến hơn so với dậy thì sớm trung ương. Thường liên quan đến bướu buồng trứng, tinh hoàn, thượng thận…
Phần lớn các trường hợp dậy thì sớm chỉ đơn thuần là sự trưởng thành trước thời hạn. Tuy nhiên, một số bệnh lý có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra biến đổi này. Trong số đó phải kể đến u nang buồng trứng, u não, các bệnh tuyến giáp.
TS.BS Bùi Phương Thảo cho hay: Những trẻ càng béo càng có nguy cơ dậy thì sớm. Một nguyên nhân khác cần được chú ý là các chất khiến hormone trong cơ thể gia tăng được đưa vào cơ thể từ bên ngoài qua thức ăn, đồ nhựa…
Ở bé gái, cần tìm các dấu hiệu: ngực phát triển, mọc lông mu hoặc lông nách, thay đổi hình dáng cơ quan sinh dục ngoài, bắt đầu có kinh nguyệt. Ở bé trai, cần tìm các dấu hiệu: tinh hoàn hoặc dương vật to lên, xuất hiện lông mu hoặc lông nách, trứng cá, giọng trầm đi. Sự tăng chiều cao cân nặng có thể nhận thấy ở cả hai giới.
Phát hiện và điều trị dậy thì sớm giúp trẻ phát triển cả thể chất lẫn tinh thần.
Trong suốt thời kỳ dậy thì xương liên tục trưởng thành. Ở trẻ dậy thì sớm, giai đoạn trẻ cao lên nhanh bắt đầu sớm và thường cũng kết thúc sớm hơn bình thường. Đầu tiên, trẻ lớn vọt so với các bạn cùng lứa, nhưng sau vài năm chúng ngừng phát triển và không thể đạt chiều cao tối đa của người trưởng thành. Chẩn đoán và can thiệp sớm có thể giúp đưa tốc độ tăng trưởng của trẻ trở lại nhịp điệu thích hợp.
Đối với trẻ nghi ngờ dậy thì sớm, các bác sĩ sẽ theo dõi tốc độ tăng trưởng, đánh giá mức độ dậy thì của đứa trẻ và xác định tuổi xương (chụp cổ tay và bàn tay trái so với atlas có tăng hay không); siêu âm tử cung buồng trứng, siêu âm thận xem có các khối bất thường hay không. Ngoài ra trẻ còn được tiến hành chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm hormone sinh dục.
Mặc dù trẻ dậy thì sớm sẽ phát triển hơn bạn cùng tuổi, nhưng thực tế càng về sau chiều cao của trẻ sẽ càng bị hạn chế. Nguyên nhân là do sự phát triển nhanh chóng của xương, chu kỳ tăng trưởng của tuổi dậy thì bị rút ngắn đáng kể dẫn đến không có đủ thời gian để cơ thể phát triển bình thường. Do đó, chiều cao của trẻ dậy thì sớm sẽ thấp lùn hơn so với người bình thường.
"Hơn một nửa số trẻ em mắc bệnh dậy thì sớm đều có chiều cao không quá 150cm. Đặc biệt, ở trẻ dậy thì trung ương, bé gái sẽ có chiều cao thấp hơn 12cm, bé trai thấp hơn 20cm so với bạn bè cùng trang lứa khi trưởng thành" - TS.BS Bùi Phương Thảo cho hay.
Hiện nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đang quản lý hơn 1.000 trường hợp trẻ dậy thì sớm trung ương, trong đó, có hơn 500 trường hợp trẻ được điều trị ức chế phát triển.
TS.BS Bùi Phương Thảo lưu ý: Điều trị dậy thì sớm cho trẻ tốt nhất là ở thời điểm trước 6 tuổi bởi đây là giai đoạn tuổi xương ở trẻ bắt đầu tăng cao. Việc can thiệp điều trị đúng thời điểm này có tác dụng làm chậm quá trình dậy thì, cải thiện chiều cao khi trưởng thành.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết, trên địa bàn tỉnh này vừa ghi nhận một trường hợp tử vong nghi do bệnh dại.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 61 tuổi được người nhà phát hiện rối loạn ý thức, gọi hỏi không đáp ứng nên được đưa vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cấp cứu.
VTV.vn - Bệnh viện Nhân Dân 115 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận điều trị cho 2 trường hợp người bệnh bị nhiễm giun lươn nặng.
VTV.vn - Theo số liệu của Phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Nhi Đồng 2, từ đầu tháng 1/2025 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị 7 trường hợp bệnh nhi bị đuối nước.
VTV.vn - Số trường hợp mắc cúm ngày càng gia tăng, ngày 8/2, Bộ Y tế chỉ đạo về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, khuyến khích người dân tiêm vắc xin phòng cúm.
VTV.vn - Lấy lại thị lực rõ ràng không khó, nhưng để đạt hiệu quả tối ưu, bạn cần biết 5 điều then chốt trước khi phẫu thuật lão thị.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai vừa phẫu thuật cấp cứu bé gái 2 tuổi bị thủng ruột, thủng dạ dày do nuốt 27 cục nam châm.
VTV.vn - Bệnh nhi S.V.P., sinh năm 2018, tại thôn Lủng Phặc, xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm có kết quả xét nghiệm từ Bệnh viện Nhi Trung ương dương tính với bệnh viêm não do mô cầu.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận và cấp cứu người bệnh nam, 31 tuổi, bị đột quỵ do nhồi máu não.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa điều trị thành công, cứu sống một bé trai 7 tháng tuổi bị suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) do biến chứng cúm A.
VTV.vn -Ngành chức năng tỉnh Bình Thuận đang xác minh làm rõ vụ một thanh niên cắt bao quy đầu ở phòng khám tư hết 50 triệu đồng gây xôn xao trên mạng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân nữ mắc bệnh lý chửa trứng bán phần.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa phẫu thuật cấp cứu, điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhi 18 tháng tuổi bị chấn thương sọ não nặng do ngã cầu thang.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn (Hà Giang) vừa tiếp nhận 2 ca ngộ độc khí CO.
VTV.vn - Tiêm vaccine cúm hàng năm, sử dụng Tamiflu theo đúng chỉ định và thực hiện các biện pháp phòng ngừa là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.