
Các thông tin lưu trữ từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết:
Bệnh do virus Adeno lưu hành rộng rãi trên toàn thế giới. Ở vùng ôn đới, bệnh xảy ra trong suốt năm, nhưng tần số mắc cao hơn vào mùa Xuân. Đã có các vụ dịch sốt viêm họng - kết mạc do virus Adeno trong mùa Hè, liên quan đến bể bơi, xảy ra ở nhiều nơi. Dịch viêm kết mạc xuất huyết do virus Adeno cũng đã xảy ra lần đầu ở Ghana năm 1969 và Indonesia năm 1970. Sau đó, đã có một số vụ dịch xuất hiện ở vùng nhiệt đới Châu Á, Châu Phi, Trung và Nam Mỹ, vùng Caribe, các đảo Thái Bình Dương và một số nơi của Florida và Mexico. Một số vụ dịch nhỏ cũng xảy ra ở châu Âu và những người tị nạn Đông Nam Á ở Hoa Kỳ.
Tại Việt Nam, bệnh do virus Adeno lưu hành rộng rãi ở nhiều nơi trong cả nước. Bệnh thường xảy ra tản phát trong suốt năm, có năm xảy ra dịch và tần số mắc bệnh thường tập trung vào những tháng Xuân - Hè nên rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus khác vào mùa Xuân hoặc với bệnh sốt dengue vào đầu mùa Hè, khi bệnh không có thể viêm kết mạc cấp (đau mắt đỏ) nổi trội.
Số mắc trung bình năm của thời kỳ 1996-2000 ở Việt Nam là 17.486 với tỷ lệ 23/100.000 dân, không có tử vong.
Trong số đó, miền Bắc mắc 15.945 với tỷ lệ 47,3/100.000 dân; miền Trung mắc 438 với tỷ lệ 4/100.000 dân; miền Nam mắc 932 với tỷ lệ 3,4/100.000 dân và Tây Nguyên mắc 170 với tỷ lệ 6,1/100.000 dân.
Những năm xảy ra dịch lớn như năm 1994 có tỷ lệ mắc là 70,5/100.000 dân; năm 1996 với tỷ lệ 35,9/100.000 dân và năm 1999 với tỷ lệ mắc là 30,7/100.000 dân.
Cũng theo các khuyến cáo trước đây của Cục Y tế dự phòng, nguồn truyền nhiễm, thời gian ủ bệnh và thời kỳ, phương thức lây truyền của virus Adeno được xác định như sau:
- Ổ chứa Adenovirus là người. Bệnh nhân là nguồn truyền nhiễm trong suốt thời kỳ mắc bệnh.
- Thời gian ủ bệnh: Khoảng từ 5 - 12 ngày, trung bình là 8 ngày, nhưng cũng có thể dài hơn 12 ngày.
- Thời kỳ lây truyền. Bệnh bắt đầu lây truyền vào cuối thời kỳ ủ bệnh và kéo dài đến 14 ngày sau khi phát bệnh, hoặc có thể lâu hơn khi cơ thể vẫn còn đào thải virus ra ngoài.
- Phương thức lây truyền: Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp giữa người với người qua đường hô hấp; có thể lây qua niêm mạc do bơi lội hoặc nguồn nước rửa bị ô nhiễm dịch tiết từ mắt, mũi hang, phân của bệnh nhân hoặc tiếp xúc gián tiếp qua đồ dùng của bệnh nhân bị nhiễm virus Adeno. Sự lây truyền của bệnh thường xảy ra ở phòng khám bệnh, đặc biệt là ở phòng khám mắt. Các nhân viên y tế dễ bị lây bệnh và từ đó có thể là nguồn lây truyền sang những thành viên khác trong gia đình và những người xung quanh. Bệnh cũng có thể lây truyền qua giọt nước bọt như những hạt khí dung (aerosol) bằng đường hô hấp hoặc lây truyền qua bể bơi bị nhiễm virus Adeno.
Các biện pháp phòng ngừa dịch do virus Adeno:
- Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ. Cung cấp cho nhân dân những thông tin cần thiết về bệnh do virus Adeno, nhất là khi có nguy cơ bùng phát dịch và khi có dịch để nhân dân biết, tự phòng tránh cho mình và cộng đồng.
- Vệ sinh phòng bệnh:
+ Có nguồn nước sạch đủ dùng cho sinh hoạt. Trong mùa mưa, lũ lụt phải thau rửa và khử trùng nước giếng bằng chloramin B.
+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân, không dùng chung khăn mặt và thường xuyên giặt khăn bằng xà phòng.
+ Thường xuyên giám sát và kiểm tra tiêu chuẩn vệ sinh nước, vệ sinh môi trường tại các bể bơi công cộng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - "Mother-K – bình sữa đang gây sốt trong hội mẹ bỉm. Liệu đây chỉ là trào lưu nhất thời hay thực sự là sản phẩm đáng để các mẹ tin dùng?
VTV.vn - Cụ bà 81 tuổi, có bệnh nền tăng huyết áp, đái tháo đường và bệnh thận mạn, nhập viện trong tình trạng nôn ra máu nhiều lần, da niêm nhạt, mạch nhanh.
VTV.vn - Sởi là một căn bệnh rất dễ dẫn đến biến chứng và với phụ nữ mang thai cũng không ngoại lệ.
VTV.vn - Hàng chục học sinh tại Trường TH-THCS Tuệ Đức, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh có biểu hiện đau bụng, đi ngoài, buồn nôn sau khi ăn các bữa ăn tại trường.
VTV.vn - Bạn thường bị sưng phù đột ngột trên mặt, tay, chân, đôi khi kèm khó thở? Các đợt phù thay đổi vị trí? Rất có thể đó là Phù mạch di truyền.
VTV.vn - Người đàn ông 55 tuổi, sau 5 tháng bó thuốc nam tại nhà phải nhập viện trong tình trạng đau nhức vùng chân, đùi phải, đùi phải sưng, biến dạng...
VTV.vn - Các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện tỉnh Ninh Thuận vừa phẫu thuật cấp cứu thành công một trường hợp bị thủng ruột non do giun đũa.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang vừa thực hiện phẫu thuật thành công cho bệnh nhân có kích thước sỏi lớn.
VTV.vn - Tự ý sử dụng thuốc điều trị, không rõ tên thuốc, thành phần… có thể dẫn đến tình trạng dị ứng thuốc, tăng men gan, suy thận, nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến tính mạng.
VTV.vn - Ngày 27/3, UBND TP Hồ Chí Minh ban hành quyết định số 1177/QĐ-UBND về việc công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm tại 22 phường, xã trên địa bàn thành phố.
VTV.vn - Xịt răng miệng BBKids là giải pháp chăm sóc khoang miệng hiệu quả, an toàn và tiện lợi, giúp làm sạch, ngừa sâu răng và hỗ trợ giảm viêm lợi ở trẻ nhỏ và mẹ bầu.
VTV.vn - Trong khoảng nửa tháng gần đây, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa có chiều hướng tăng cao so với những tháng trước đó.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận bệnh nhi sơ sinh 2 ngày tuổi, trong tình trạng nôn trớ nhiều, tím tái.
VTV.vn - Ngày 27/3, đoàn công tác của Bộ Y tế đến kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.