Bình Định ghi nhận hơn 200 ổ dịch sốt xuất huyết

P.V, icon
09:10 ngày 23/08/2020

VTV.vn - Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bình Định ghi nhận 201 ổ dịch, tại 11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Tính đến trung tuần tháng 8, Bình Định có 3.265 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 1 ca tử vong.

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng tên là Dengue gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ người bệnh sang người lành. Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa, có thể thành dịch đe dọa đến sinh mạng và sức khỏe cộng đồng.

Theo Bộ Y tế, dựa trên các biểu hiện và tình trạng của bệnh, sốt xuất huyết được chia làm 4 cấp độ:

Cấp độ 1: Các dấu hiệu này thường rất dễ nhầm lẫn với mệt mỏi thông thường nên hay bị bỏ qua, khiến bệnh phát triển nặng hơn, gây khó khăn trong công tác chữa trị. Trong tình hình sốt xuất huyết đang lây lan mạnh như hiện nay, không nên chủ quan với điều này.

Cấp độ 2: Triệu chứng xuất huyết dễ nhận biết hơn khi nó xuất hiện ở da, nhưng ở một số vùng khó hơn như niêm mạc, lưng, cổ thì khó nhận biết hơn và cũng rất dễ bị bỏ qua. Điều cần làm với mỗi chúng ta là chăm sóc cẩn thận hơn, chú ý quan sát, hiểu cơ thể mình hơn để giữ gìn sức khỏe cho bản thân.

Cấp độ 3: Ở cấp độ 3 này, bệnh đang bắt đầu phát triển tới giai đoạn nặng và nếu không xử lý nhanh, nguy cơ sốc và dẫn tới tử vong là rất cao.

Cấp độ 4: Cấp độ 4 chính là cấp độ nặng nhất của bệnh. Khi đó, bệnh đã rất nghiêm trọng và nguy hiểm tới tính mạng.

Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, biện pháp tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vaccine để phòng bệnh và thuốc đặc hiệu để điều trị. Do vậy, khi bắt đầu có các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết, người bệnh phải đến cơ sở y tế để được thăm khám, hướng dẫn cách xử lý tùy theo mức độ bệnh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục