Thống kê tại Mỹ năm 2006-2010 cho thấy, mỗi năm có 87 trẻ chết đuối tại nhà, trong đó hơn 2/3 chết trong bồn tắm, đôi khi với mực nước chỉ cao 2-3cm.
Đuối nước là tình huống đường thở của trẻ bị chìm trong nước, khiến trẻ không thể thở. Kết quả có thể dẫn đến tử vong hoặc không. Đuối nước thường xuất hiện tại các môi trường quen thuộc (ví dụ bồn tắm, hồ nước trong vườn, bể bơi, sông, hồ, bờ biển…) khi thiếu vắng sự giám sát của người lớn.
Tại Việt Nam, đuối nước hiện là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong ở trẻ trên 1 tuổi. Trung bình mỗi ngày có khoảng 9 trẻ chết vì đuối nước, trong đó trẻ nhỏ thường gặp tai nạn ngay ở nhà hay gần nhà.
Cẩn thận tối đa sẽ giúp giảm thiểu các tai nạn chết người do đuối nước.
Tại Mỹ, theo báo cáo tổng kết của ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ, trong giai đoạn 2006–2010 đã ghi nhận 434 trường hợp trẻ tử vong tại nhà (trung bình 87 trẻ mỗi năm). 82% nạn nhân đuối nước thuộc nhóm dưới 2 tuổi và 81% trẻ bị đuối nước ngay tại bồn tắm trong nhà. Xét về nguyên nhân thì 28% trường hợp tử vong tại buồng tắm liên quan tới việc thiếu vắng sự giám sát của người lớn (cha mẹ rời phòng tắm trong chốc lát để trả lời điện thoại, mở cửa đón khách…), 23% trường hợp việc giám sát trẻ được giao cho trẻ lớn hơn. Một điều đáng chú ý là tất cả những trường hợp tử vong này đều có thể phòng ngừa được.
"Sát thủ" thầm lặng
Mới đây, ở Hà Nội đã xảy ra trường hợp hi hữu bé gái 8 tuổi đuối nước do tắm bồn. Nhiều ông bố, bà mẹ hết sức ngạc nhiên khi thấy sự cố xảy ra nhanh bất ngờ, chỉ chớp nhoáng sau khi họ để con nhỏ một mình trong bồn tắm để đi lấy chiếc khăn tắm bị quên hay trả lời điện thoại. "Tôi chỉ rời bồn tắm trong chốc lát" là những gì họ thường thốt lên sau khi bất hạnh xảy ra nhưng họ không biết rằng, chỉ ngần ấy thời gian là đủ để tai họa ập đến. Thời gian ước tính mà một đứa trẻ bị đuối nước được phát hiện thường là dưới 5 phút. Đuối nước xảy ra rất nhanh, trẻ mất ý thức trong vòng 2 phút hoặc ít hơn.
Một nhầm lẫn thường gặp nữa là quan điểm cho rằng nạn nhân phải kêu cứu và vẫy vùng mạnh trước khi đuối nước. Thực tế không phải như vậy. Đuối nước là "kẻ giết người" thầm lặng. Khi không thể thở, con bạn sẽ không thể khóc hay kêu cứu. Trong các trường hợp đuối nước tại bể bơi, không phụ huynh nào thông báo có nghe tiếng vẫy vùng đập nước của trẻ, kể cả khi cha mẹ ở ngay trên bờ. Theo phản xạ, trẻ đuối nước thường dùng cánh tay ép xuống nước và tìm cách ngẩng mặt lên cao để thở. Do đó, trẻ không thể giơ tay lên khỏi mặt nước để làm dấu hiệu cầu cứu.
Nếu không được giám sát, tai họa có thể xảy ra ngay tại bồn tắm, khi trẻ bị chuệnh choạng, mất thăng bằng vì sàn trơn hay do bé với tay lấy đồ chơi trong nước. Trẻ nhỏ, với phần trên nặng hơn phần dưới, thường ngã chúi đầu xuống trước. Cơ thể chưa đủ khỏe sẽ cản trở bé nâng được đầu lên khỏi mặt nước.
Tình trạng đuối nước ở trẻ nhỏ xuất hiện nhiều nhất khi phụ huynh rời con. Cũng tương tự như với bể bơi, cha mẹ nên giám sát trẻ liên tục khi ở bồn tắm, chậu tắm. Đừng bao giờ để trẻ ngồi ở đó một mình, dù lượng nước trong bồn rất nhỏ. Cũng đừng bao giờ để trẻ nhỏ một mình khi ở gần các vật dụng chứa nước, kể cả nếu đó là những thứ tưởng như vô hại như bồn vệ sinh, bể cá, xô chậu chứa nước…
Bảo vệ nhiều tầng
Để giữ an toàn cho trẻ, tránh tai nạn đuối nước tại buồng tắm, cha mẹ nên sử dụng cơ chế bảo vệ nhiều tầng:
– Tránh tắm cho bé vào lúc vội;
– Dành toàn bộ sự chú ý cho con khi bé đang ở trong nước. Đừng tranh thủ làm thêm các việc khác khi tắm cho trẻ. Hãy tắt bếp, tivi, điện thoại hay bất kỳ thứ gì có thể kéo bạn ra xa khu vực bé đang tắm, thậm chí chỉ trong vài giây.
– Chuẩn bị sẵn sàng mọi dụng cụ trước khi tắm cho bé. Lập danh sách tất cả các vật dụng cần thiết, thu gom các đồ vật này và để chúng trong tầm với của bạn trước khi xả nước vào bồn hay chậu tắm. Nếu bạn phải chăm sóc 2 con thì tốt nhất nên bố trí giờ tắm sao cho một người lớn khác có thể để mắt tới bé thứ hai. Nếu không thể nhờ ai thì nên để bé thứ hai ngồi chơi hay đọc sách gần đó, trong tầm mắt của bạn.
– Luôn ở trong tầm với của trẻ đang tắm vào mọi lúc. Nếu bạn cần rời chỗ bé tắm, hãy đưa bé ra khỏi bồn nước, quấn khăn cho bé và mang bé theo mình.
– Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi nặng ở phần trên và có thể ngã lộn đầu vào xô chậu có nước, gây đuối nước. Vì vậy, ngay khi trẻ tắm xong, cần tháo nước khỏi bồn, đổ hết nước trong xô chậu tắm và cất chậu vào nơi trẻ không thể với tới. Không để xô chậu ngoài trời, nơi có thể hứng nước mưa.
– Không gì có thể thay thế sự theo dõi sát sao của cha mẹ và người chăm trẻ. Ngay cả những chiếc ghế tắm được thiết kế đặc biệt cũng không thật sự an toàn vì chúng có thể bị lật. Khi dùng loại ghế này, cha mẹ thường có tâm lý chủ quan, nghĩ là con được an toàn tuyệt đối và dễ dàng rời con trong chốc lát để làm việc khác. Suy nghĩ này rất sai lầm. Những chiếc ghế này có thể lật, khiến trẻ ngã úp mặt xuống nước. Trẻ cũng có thể nghịch ngợm mà tự mình trèo ra khỏi ghế. Kể cả khi cho bé ngồi trong ghế tắm, cha mẹ cũng không được rời trẻ dù chỉ một giây.
– Học cách hồi sức tim, phổi. Kỹ thuật này có thể cứu sống trẻ khi mạng sống được tính bằng giây.
– Không để trẻ nhỏ trong bồn tắm dưới sự giám sát của một đứa trẻ khác. Anh chị của bé chưa được huấn luyện hay chưa đủ lớn để đảm nhận trách nhiệm này. Rất nhiều vụ tai nạn đuối nước xảy ra khi cha mẹ giao cho trẻ lớn trông nom trẻ bé.
– Dùng then an toàn đóng cửa buồng tắm để trẻ nhỏ không thể tự ý ra vào. Luôn đóng nắp bồn vệ sinh, đề phòng trẻ nhỏ ngã lộn đầu vào đó.
Cẩn thận tối đa sẽ giúp giảm thiểu các tai nạn chết người do đuối nước.
Khi nào có thể để trẻ một mình trong bồn tắm?
Các chuyên gia còn nhiều bất đồng về độ tuổi an toàn có thể để trẻ một mình trong bồn tắm. Một số chọn ngưỡng 4 tuổi, một số khác lại cho rằng trẻ chỉ sẵn sàng tắm một mình khi lên 6 tuổi. Hiện chưa có khuyến cáo chính thức và thực tế cũng rất khó đưa ra giới hạn tuổi chính xác vì mỗi đứa trẻ phát triển với tốc độ khác nhau. Tính tự lập và khả năng xử lý tình huống của các trẻ cũng rất khác biệt. Vì vậy, khó có thể đưa ra câu trả lời chung phù hợp cho tất cả các trẻ.
Theo các chuyên gia, nói chung khi trẻ được 4 tuổi, bạn có thể cho phép mình tạm rời bé trong chốc lát để chạy tới chạy lui bên trong phòng tắm. Một số trẻ có thể tắm một mình không cần người giám sát khi lên 6 tuổi nhưng một số khác lại cần thêm thời gian để đạt tới độ chín muồi.
* Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!
VTV.vn - Ngày 5/1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có thông tin về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người human metapneumovirus (HMPV) tại Trung Quốc.
VTV.vn - Tính đến hết tháng 11 năm 2024, toàn tỉnh Hải Dương có 15.027 người nghi lao được xét nghiệm đờm soi trực tiếp, phát hiện 1.046 bệnh nhân lao các thể.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Khoa Nội nhi Tổng hợp - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã khám và điều trị nhiều trường hợp bệnh nhi bị bệnh viêm mao mạch dị ứng (Schonlein Henoch).
VTV.vn - Đó là cơ sở gắn biển hiệu "Đông Y Hồng Lý" tại địa chỉ số 517 Bình Thành, Khu phố 2, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân.
VTV.vn - Dịp cận Tết Nguyên đán là thời điểm các dịch bệnh dễ bùng phát, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa.
VTV.vn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận bé trai 4 tuổi, trú tại tỉnh Bình Phước, đến khám và nhập viện vì tình trạng táo bón kéo dài.
VTV.vn - Tim, gan, giác mạc và thận được hiến từ người phụ nữ 63 tuổi chết não đã được lấy và ghép cho các người bệnh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Chợ Rẫy.
VTV.vn - Tại tỉnh Khánh Hòa, trong vòng chưa tới 1 tháng, có 3 trường hợp bị thương nặng do tự chế pháo nổ phải vào bệnh viện điều trị.
VTV.vn - Tất cả 4 nạn nhân nặng vụ phóng hoả tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng đã tự thở tốt và đang trong quá trình hồi phục.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024.
VTV.vn - Nghĩ rằng mật cá trắm có công dụng tốt cho sức khỏe, 2 người đàn ông khi mua cá trắm từ chợ về làm thịt đã lấy mật cá trắm uống.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản cảnh báo người dân không mua bán, sử dụng 2 loại thuốc giả là Clorocid TW3 và Tetracyclin TW3.
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, tình hình dịch sởi trên địa bàn còn diễn biến phức tạp, đến ngày 30/12, toàn tỉnh ghi nhận hơn 7.000 ca mắc, trong đó có 3 ca tử vong.
VTV.vn - Tai nạn xảy ra khi người đàn ông này điều khiển xe cuốc rẫy và va chạm với tổ ong vò vẽ, khiến đàn ong bay vào đốt ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành công văn gửi các đơn vị trực thuộc về việc đảm bảo công tác y tế trong dịp nghỉ Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ.