Ngoài COVID-19, đừng quên các bệnh hô hấp luôn rình rập
Sau nới lỏng quy định về giãn cách xã hội, ở trạng thái "bình thường mới" nhu cầu đi lại và giao lưu xã hội tăng cao, thêm vào đó, thời tiết thời tiết thay đổi đột ngột, biên độ nhiệt cao giữa ngày và đêm vào mùa đông tạo điều kiện cho các mầm bệnh, virus, vi khuẩn phát triển. Trẻ nhỏ, người già, người có sức đề kháng kém không thích nghi kịp thời với sự thay đổi của thời tiết sẽ rất dễ bị nhiễm các bệnh lý hô hấp.
Theo ThS.BS Lê Phan Kim Thoa, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TP.HCM, từ hơn một tuần nay, lượng trẻ nhập viện do các bệnh hô hấp như cúm, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn... có xu hướng tăng cao. Đây là những bệnh lý đường hô hấp phổ biến ở trẻ nhỏ và người lớn khi thời tiết trở lạnh. Hệ hô hấp, trong đó có mũi có chức năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Không khí đi vào mũi sẽ được sưởi ấm và làm sạch bởi hệ thống cuống mũi trước khi vào phổi. Tuy nhiên, hệ thống này ở trẻ nhỏ, người lớn tuổi sẽ kém nhạy bén hơn, do đó dễ bị tổn thương hơn.
BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: "Không chỉ các bệnh lý hô hấp và ngay khi cả bị COVID-19 tấn công, phổi là cơ quan đầu tiên chịu sự tác động và gây tổn thương nặng nề nhất. Phần lớn người già, người mắc các bệnh lý mạn tính nếu đồng nhiễm COVID-19 và các bệnh lý hô hấp rất dễ tử vong do tổn thương phổi nặng dẫn đến suy hô hấp cấp tính".
Nhiều người chủ quan cho rằng các triệu chứng sốt, ho, sổ mũi, hắt hơi… chỉ là triệu chứng bệnh thông thường nên chỉ điều trị tại nhà. Tuy nhiên, hơn 25% các ca nhiễm trùng hô hấp cấp tính nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ tiến triển sang viêm phổi cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác, đe dọa tính mạng.
"Hiện nay nhiều người dân đang bị trễ lịch hoặc ngắt quãng tiêm chủng do dịch bệnh, khiến tỷ lệ miễn dịch chưa đạt độ bao phủ đủ để bảo vệ cộng đồng. Nếu không có những giải pháp phòng bệnh hiệu quả, cộng đồng sẽ phải đối mặt với nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh nền... Nguy hiểm hơn, đồng nhiễm các bệnh hô hấp và COVID-19 sẽ là một thảm họa". Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng I TP.HCM nhấn mạnh.
Vaccine tốt nhất là vaccine được chủng ngừa sớm nhất, ngoài việc tiêm vaccine COVID-19 càng sớm càng tốt, trẻ em và người lớn cần tăng cường tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh hô hấp, tạo "tấm khiên thép" vững vàng bảo vệ lá phổi con người trước sự tàn phá thảm khốc của đại dịch.
Bảo vệ hệ hô hấp khỏe mạnh, phòng tránh nguy cơ đồng nhiễm nhiều bệnh
Tăng cường đề kháng hệ hô hấp khỏe mạnh trong bối cảnh "sống chung an toàn với COVID-19", tránh nguy cơ đồng nhiễm, người lớn cần tiêm chủng vaccine đầy đủ để bảo vệ hệ hô hấp, phòng bệnh tức thời là việc cấp thiết không nên trì hoãn. Ngoài ra, trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ cũng cần được bảo vệ hệ hô hấp trước mối nguy đại dịch COVID-19, nhất là trong bối cảnh Việt Nam chưa triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ nhỏ.
Căn cứ vào hiệu lực bảo vệ của vắc xin đối với hệ hô hấp, bác sĩ Bạch Thị Chính khuyến cáo: "Để hạn chế nguy cơ tử vong do SARS-CoV-2 gây ra, ngoài vaccine COVID-19, người dân cần chủ động tiêm ngay các loại vaccine quan trọng như: vaccine Prevenar 13, vaccine cúm mùa và vaccine phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván (Boostrix). Những mũi tiêm này không cần phải giữ khoảng cách thời gian với vaccine COVID-19".
Nghiên cứu mới nhất tại Anh chỉ ra, bệnh nhân COVID-19 không được tiêm phòng cúm có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 45-58%, khả năng bị đông máu cao hơn khoảng 40% và khả năng bị nhiễm trùng huyết cao hơn 36-45%. Đồng thời, họ cũng có nhiều khả năng phải điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt ICU (tăng 20%) và phòng cấp cứu (cao hơn 58%).
Tổ chức Y tế Thế giới WHO cảnh báo, bệnh nhân bị mắc đồng thời COVID-19 và bệnh phế cầu (viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết…) có tỷ lệ tử vong cao gấp 7 lần ở nhóm mắc đồng thời 2 bệnh so với nhóm chỉ mắc bệnh phế cầu xâm lấn. Do đó, nếu ngăn ngừa được việc đồng nhiễm 2 bệnh này sẽ giảm được tỷ lệ tử vong và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Đặc biệt ho gà, bạch hầu là các căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe như suy hô hấp, viêm phổi, viêm não (đối với bệnh ho gà); viêm cơ tim và viêm thần kinh (đối với bệnh bạch hầu)… Đây là những bệnh lý khiến cơ thể bị biến chứng nặng khi mắc COVID-19.
"Tin vui là Việt Nam vừa có vắc xin phòng cúm Tứ giá thế hệ mới (Vaxigrip Tetra), được triển khai tiêm lần đầu tại hệ thống VNVC. Đây là vaccine cúm thế hệ duy nhất tại Việt Nam hiện nay có thể phòng 4 chủng virus cúm mùa dành cho trẻ em và người lớn, còn gọi là vaccine tứ giá, đang được sử dụng tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Vaccine được chỉ định tiêm cho trẻ ngay từ 6 tháng tuổi và người lớn", Bác sĩ Bạch Thị Chính bày tỏ.
VNVC là đơn vị vị đầu tiên tại Việt Nam triển khai tiêm rộng rãi vaccine cúm thế hệ mới phòng 4 chủng virus cúm nguy hiểm
Hiện nay, Việt Nam đang có 40 loại vaccine cần thiết để dự phòng hơn 50 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người lớn và trẻ em. Nhiều loại vaccine thế hệ mới được nhập từ các hãng sản xuất vaccine uy tín trên thế giới như: vaccine Prevenar 13 (Anh) phòng các bệnh do phế cầu khuẩn, vaccine Boostrix (Bỉ) phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván, vaccine Vaxigrip Tetra (Pháp) phòng cúm mùa...
"Việc tiêm vaccine đủ mũi, đúng phác đồ, đúng lịch giúp trẻ phòng bệnh hiệu quả, giảm chi phí gánh nặng bệnh tật cho gia đình và cả xã hội, đồng thời ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ và cộng đồng. Trong bối cảnh hiện nay, không chỉ có vaccine COVID-19 là loại vaccine duy nhất cần tiêm, các loại vaccine phòng bệnh đường hô hấp cũng quan trọng không kém", bác sĩ Bạch Thị Chính lưu ý.
Nhằm mang đến kiến thức về các loại vaccine phòng bệnh đường hô hấp cần thiết cho người dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC phối hợp cùng Báo điện tử VTV tổ chức chương trình Tư vấn trực tuyến "Giải đáp thắc mắc về tiêm vaccine phòng viêm phổi, viêm phế quản, cúm và các bệnh hô hấp khác" với sự tham gia của 3 chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Vaccine, Y tế dự phòng và Nhi khoa:
- BS Trương Hữu Khanh, Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM
- BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.
- ThS.BS Lê Phan Kim Thoa, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Bạn đọc có thể gửi câu hỏi về vấn đề này cho chương trình.
Chương trình diễn ra vào lúc 20h thứ 6, ngày 08/10/2021 tại các website: thanhnien.vn, vnvc.vn, tamanhhospital.vn, nutrihome.vn; livestream trên ứng dụng VTVGo của Đài truyền hình Việt Nam và các fanpage: Trung tâm Tin tức VTV24, VTV8 - Tin nóng miền Trung, VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn; Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Nutrihome - Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng; kênh Youtube VNVC, Youtube Báo Thanh Niên.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Nam bệnh nhân 51 tuổi (Long An) phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn.
VTV.vn - Trong những ngày mùa Đông, việc bồi dưỡng cơ thể bằng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nâng cao khả năng miễn dịch là điều vô cùng quan trọng.
VTV.vn - Khối u tuyến tùng lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều chức năng quan trọng của não, khiến bệnh nhi bị hôn mê sâu đã 10 ngày, chỉ nằm trên cáng khi chuyển viện.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa can thiệp mạch chi dưới thành công trường hợp bệnh nhân nữ 87 tuổi vì đau liên tục cẳng bàn chân phải.
VTV.vn - Ngày 27/12, Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đã có kết luận các trường hợp ngộ độc rượu tại quán bánh canh cá lóc K.Q.T. (Phường 11, TP Vũng Tàu) xảy ra ngày 21/12.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm đối với các sản phẩm rượu.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống trường hợp bệnh nhi 18 tháng tuổi, hóc dị vật đường thở là hạt lạc.
VTV.vn - Nhóm trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi có tỷ lệ mắc sởi cao cao thứ hai, sau nhóm trẻ từ 1-5 tuổi, Sở Y tế Hà Nội đã có kiến nghị tiêm vaccine sởi cho nhóm trẻ này.
VTV.vn - Biến chứng võng mạc đái tháo đường là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường, nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực, mù loà ở Việt Nam và trên thế giới.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi vừa gắp dị vật trong phế quản cho một bệnh nhân nam 56 tuổi, sau một thời gian dài điều trị viêm phổi mà không cải thiện.
VTV.vn - Đi khám vì đau tức vùng thắt lưng, người đàn ông được các bác sĩ phát hiện có khối u ở sau phúc mạc.
VTV.vn - Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, việc sử dụng Oresol không đúng cách có thể gây tác dụng phụ và làm trầm trọng thêm tình trạng của trẻ.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận 2 bệnh nhân có hành vi tự gây thương tích trong tình trạng nặng nề: 1 bệnh nhân tự đâm vào vùng bụng, đầu; 1 bệnh nhân tự cắt cổ.
VTV.vn - Khi các bệnh viện tuyến đầu đang trong tình trạng quá tải thì Y tế dự phòng đang trở thành mối quan tâm lớn trong xã hội và thị trường ngành sức khỏe
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa thực hiện cứu sống một trường hợp trẻ sơ sinh bị tổn thương não do bị ngạt khi sinh bằng phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy.