
Những ngày qua, nhiều nơi trên thế giới đã ghi nhận mức nhiệt độ xuống thấp kỷ lục, trong đó có Việt Nam. Nhiệt độ giảm sâu đã tạo nên băng tuyết ở nhiều tỉnh thành phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Hà Giang và cả một số tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An.
Nhiệt độ càng xuống thấp, cơ thể con người càng phải tìm cách chống chọi với giá lạnh. Cũng giống như cách cơ thể con người thích ứng với cái nóng của những ngày hè, trong điều kiện thời tiết mùa đông khắc nghiệt như hiện nay, cơ thể con người cũng tự tìm cách thích nghi. Yếu tố quan trọng nhất để xua tan cái lạnh và giúp con người tồn tại, đó là khả năng duy trì nhiệt độ bên trong cơ thể ở mức 37 độ C.
Cái lạnh và môi trường ẩm ướt trong những ngày này ở các tỉnh thành phía Bắc vô cùng nguy hiểm bởi nó khiến cơ thể mất nhiệt và không thể tự sản sinh ra nhiệt lượng bù lấp.
Tuy nhiên, bất kể điều kiện thời tiết như thế nào, cơ thể con người cũng sẽ khởi động ba cơ chế phòng vệ để chống chọi với giá lạnh.
1. Giảm nguồn năng lượng cơ thể
Cơ thể sẽ tự điều chỉnh việc tiêu hao năng lượng theo các mức độ khác nhau nhằm giữ thân nhiệt. Trong quá trình này, cơ thể cũng sẽ tự cắt giảm tần suất co thắt cơ bắp và tái phân bổ nguồn carbohydrates đã được sử dụng.
“Nhiệt độ càng lạnh, hệ thần kinh sẽ hoạt động chậm hơn và các dây thần kinh vận động cũng sẽ điều khiển hoạt động của cơ bắp chậm hơn” - một HLV thể hình cho biết – “Đồng thời, cơ thể sẽ sử dụng nhiều hơn lượng carbohydrates để sản sinh lactic acid. Lượng lactic acid kết hợp với sự hoạt động chậm lại của hệ thần kinh sẽ khiến cơ thể con người chậm chạp hơn, qua đó, giữ được nhiệt lượng.
2.Giảm lưu lượng máu
Theo các nhà nghiên cứu tại Viên Nghiên cứu Quân đội Khoa học Môi trường Mỹ, trời lạnh khiến mạch máu co lại, làm giảm lưu lượng của máu. Lưu lượng máu giảm ở các khu vực sau đầu tiên: da, các đầu ngón tay, bàn tay và bàn chân. Đó là lý do tại sao những bộ phận này thường bị cóng lạnh nhanh chóng khi nhiệt độ giảm.
Việc giảm lưu lượng máu giúp giảm thất thoát nhiệt lượng ra ngoài môi trường. Càng bảo vệ được nguồn nhiệt lượng, cơ thể càng giữ được thân nhiệt ở mức lý tưởng là 37 độ C.
Tuy nhiên, cơ chế này cũng có tác động trực tiếp đến những người bị bệnh tim mạch. Mạch máu thu hẹp dẫn tới tăng sức cản của động mạch, huyết áp tăng kèm theo tăng nhịp đập của tim. Sự tăng huyết áp này không kéo dài nhưng người đang bị bệnh cao huyết áp cần đặc biệt lưu ý để phòng tránh hậu quả xấu.
3. Bạn cảm thấy run rẩy
Để sản sinh ra nhiệt, cơ thể sẽ cho phép các cơ bắp và các cơ quan nội tạng tự rung lắc bên trong cơ thể. Đây cũng chính là lý do bạn thường run lẩy bẩy mỗi khi trời lạnh.
Tuy nhiên, biện pháp này lại tiêu hao khá nhiều năng lượng và không thực sự hiệu quả. Cơ thể sẽ chỉ bắt đầu run rẩy khi nhiệt độ trên da bắt đầu hạ xuống.
Điều gì sẽ xảy ra khi cơ thể tới ngưỡng chịu đựng?
Nếu quá trình tiếp xúc với cái lạnh kéo dài, cơ thể sẽ không còn khả năng bảo vệ thân nhiệt và duy trì nhiệt độ bên trong cơ thể. Đây cũng là khi các hiện tượng đe dọa tới tính mạng như tê cóng và giảm thân nhiệt xảy ra.
Hãy tự biết cách bảo vệ bản thân mình trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hiện nay nhé!
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!
VTV.vn - Bệnh viện Nhi Trung ương cứu sống bé 3 tuổi trong tình trạng rất nguy kịch, nhờ kịp thời ứng dụng phương pháp ECMO lưu động và hội chẩn online hỗ trợ bệnh viện địa phương.
VTV.vn - Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa cứu sống bệnh nhi 2 tuổi bị suy hô hấp cấp, viêm phổi nguy kịch do đuối nước vì một phút bất cẩn, thiếu giám sát của phụ huynh.
VTV.vn - Theo Bản tin Bộ Y tế về tình hình chống dịch COVID-19, ngày 24/6, ghi nhận 653 ca mắc COVID-19 tại 38 tỉnh, thành phố; có 9.351 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
VTV.vn - Nam bệnh nhân ở Vĩnh Long, được đưa vào viện cấp cứu sau khi bị đinh sắt bắn vào mắt.
VTV.vn - Nữ bệnh nhân 19 tuổi, ở Yên Bái, nhập viện trong tình trạng nguy kịch do bị sốt mò.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam vừa tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân T.M.T. (76 tuổi, trú tại Núi Thành, Quảng Nam) bị ngộ độc kali nặng do ăn nhầm phân bón NPK.
VTV.vn - Theo Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, báo cáo nhanh từ 4 bệnh viện tuyến cuối điều trị sốt xuất huyết Dengue của thành phố, các ca bệnh nhập viện điều trị đang có sự gia tăng.
VTV.vn - Số ca mắc sốt xuất huyết tại Đắk Lắk đang có sự gia tăng, so với cùng kỳ năm trước, số ca mắc tăng 3,43 lần.
VTV.vn - Tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, những ngày gần đây, số lượng trẻ nhập viện điều trị có sự gia tăng đột biến.
VTV.vn - Đến sáng 24/6, thế giới có trên 547,12 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,34 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.
VTV.vn - Bệnh viện đa khoa huyện Bố Trạch (Quảng Bình) vừa tiếp nhận bệnh nhi 10 tuổi, đến khám vì đau nhức mũi, chảy máu mũi, người mệt mỏi đã 3 ngày nay.
VTV.vn - Điểm hiến máu tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp vừa đi vào hoạt động là điểm hiến máu cố định ngoại viện thứ 4 của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tại Hà Nội.
VTV.vn - Theo Bản tin Bộ Y tế về tình hình chống dịch COVID-19, ngày 23/6, ghi nhận 740 ca mắc COVID-19 tại 37 tỉnh, thành phố; có 5.087 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 61 tuổi, nghe theo lời khuyên của người quen, điều trị đắp thuốc lá cây dẫn đến nhiễm trùng khuỷu tay nặng.
VTV.vn - Trên đường đến viện để sinh con, sản phụ không may bị tai nạn giao thông, gãy nát phức tạp 2 xương cẳng chân trái.