Trường hợp điển hình là bệnh nhân Phạm Anh T. (59 tuổi, trú tại Hà nội). Do tính chất công việc, bệnh nhân T. liên tục phải ngồi và đứng hầu như suốt thời gian làm việc 8 tiếng/ngày.
Cách đây 3 năm, bệnh nhân T. bị xuất hiện triệu chứng nhức nhối và đè nặng ở cẳng chân, chuột rút, cảm giác rất khó chịu. Bệnh nhân đến thăm khám bác sĩ và được điều trị nội khoa, kết hợp mang vớ thì thấy thuyên giảm. Cách đây 2 tháng, tình trạng bệnh trở nặng, điều trị thuốc hay mang vớ đều không hiệu quả, bệnh nhân thường xuyên nhức mỏi chuột rút chân về đêm. Đến thăm khám và thực hiện siêu âm tĩnh mạch, bác sĩ chẩn đoán bị suy giãn tĩnh mạch hai chân độ 2.
Với nhu cầu điều trị nhẹ nhàng, nhanh bình phục để tiếp tục công việc, bệnh nhân T là người đầu tiên được thực hiện điều trị bằng phương pháp mới này. Lần này, khi đi điều trị đúng dịp Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được các bác sĩ Singapore chuyển giao kỹ thuật can thiệp suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng bơm keo sinh học nên anh D đã được áp dụng kỹ thuật mới này. Sau can thiệp bệnh nhân đã có cảm giác dễ chịu, chân bớt phù, giảm đau nhiều, không bị sưng và bầm tím.
Suy tĩnh mạch nông chi dưới là bệnh thường gặp, chiếm tỷ lệ khoảng 8 – 30% ở người trưởng thành. Tại Khoa Nội Tim mạch mỗi tuần cũng có khoảng 12-13 bệnh nhân nặng phải nhập viện điều trị. Bệnh thường gặp ở phụ nữ có gia đình mang thai nhiều lần, phụ nữ trẻ làm việc văn phòng, người béo phì và những bệnh nhân lớn tuổi. Suy tĩnh mạch có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể nhưng thường gặp ở chi dưới.
Ở giai đoạn đầu, biểu hiện bệnh thường mờ nhạt và thoáng qua, người bệnh chỉ thấy: nặng chân, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều, chuột rút vào buổi tối, châm chích, dị cảm như kiến bò vùng cẳng chân về đêm. Khi bệnh tiến triển gây phù, chàm da, các tĩnh mạch trương phồng lên gây cảm giác nặng, đau nhức chân, máu thoát ra ngoài mạch gây phù chân, nặng hơn thì có thể thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da, các mảng bầm máu trên da...
Các tĩnh mạch giãn to nếu không được điều trị, lấy bỏ sẽ có nguy cơ tạo lập cục máu đông, gây viêm tĩnh mạch nông huyết khối. Các cục máu đông tạo lập trong lòng mạch có thể bong ra, theo dòng máu trôi ngược lên phổi, làm tắc mạch phổi, nguy cơ tử vong cao. Các tĩnh mạch giãn to dần, đến một lúc nào đó sẽ bị vỡ khi chấn thương hay va chạm nhẹ, gây xuất huyết, bầm máu. Sự rối loạn biến dưỡng da ở cẳng chân lâu ngày sẽ dẫn đến chàm, tăng sắc tố da và loét chân do ứ đọng. Tình trạng loét chân do tĩnh mạch là một biến chứng rất khó điều trị.
Suy tĩnh mạch nông chi dưới là bệnh lý mang tính xã hội, liên quan nhiều đến chế độ ăn uống và làm việc. Vì vậy, để phòng bệnh nên tránh đứng lâu, ngồi nhiều, nhất là nhân viên văn phòng, không nên ngồi làm việc một chỗ liên tục trong suốt buổi làm việc, tranh thủ giải lao, đi lại vận động vài phút trong khoảng thời gian làm việc từ 30 - 60 phút.
Trong lúc ngồi làm việc, có thể phối hợp các bài tập vận động chân như co duỗi các ngón chân, gập duỗi cổ chân, nhón gót... để máu lưu chuyển tốt hơn. Ăn nhiều rau quả, chất xơ, vitamin. Nên tập thể dục để giảm cân như bơi lội, đi xe đạp, tập dưỡng sinh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông tin về việc ngành công nghiệp thuốc lá đang cố gắng can thiệp vào nỗ lực bảo vệ người dân khỏi tác hại của thuốc lá.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.