Đối phó với tai nạn thương tích ở trẻ

SK, icon
07:20 ngày 06/09/2013

Những gia đình có trẻ nhỏ thường hay lo lắng khi trẻ bắt đầu chập chững biết đi, những rủi ro thường gặp nhất với trẻ lúc này là bỏng hay ngã trong khi trẻ vui đùa.

Chương trình Sống khỏe đã mời tới trường quay TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương, để tư vấn cho các bậc phụ huynh về việc đề phòng tai nạn thương tích trong nhà cho trẻ.

‘ Cha mẹ cần bình tĩnh quan sát và đánh giá chấn thương của trẻ. (Ảnh minh họa)

Xử trí khi trẻ bị bỏng tại nhà

Môi trường trong nhà luôn là một trong những nguy cơ đối với trẻ như bàn là vừa là xong, bếp đang đun nấu…. Tùy từng trường hợp thương tích của trẻ khi bị bỏng nước sôi, cha mẹ cần bình tĩnh cởi nhẹ nhàng quần áo của trẻ, nếu thấy khu vực bỏng sạch có thể băng nhẹ rồi đưa trẻ tới cơ sở y tế, đồng thời cho trẻ sử dụng một viên thuốc giảm đau bằng paracetamol qua đường uống hoặc đường đặt hậu môn. Nếu khu vực bỏng bị bẩn, cần rửa qua nước nguội ấm, làm rửa sạch những tổn thương ở khu vực bỏng như lá rau ở canh, những thức ăn khác… sau đó mới băng bó và cho trẻ đi tới bệnh viện.

Cũng cần xem xét mức độ tổn thương của vết bỏng để có thể xử lý, bị bỏng bàn là cần phải rửa sạch khu vực xung quanh nốt bỏng, lấy gạc quấn ở khu vực xung quanh quấn vào cho trẻ để tránh vết bỏng loét và bị tổn thương, nhiễm trùng.
Xử trí khi trẻ bị chấn thương do ngã


Khi trẻ không may bị ngã gãy tay, chân hay các tình trạng sai khớp, các bậc phụ huynh nên cởi áo hoặc quần ở khu vực bị tổn thương, sau đó quan sát xem tổn thương đó ở mức độ nào. Khu vực bị thương có phồng, sưng nề nhanh, vết thương hở có bị rách hay không… nếu ở khu vực chân, tay, cần sử dụng nẹp để cố định vết thương. Chân có thể ở tư thế duỗi thẳng, tay gập.

Cần đảm bảo vết thương của trẻ được cố định và an toàn. Cần trấn an tinh thẩn cho trẻ, giúp trẻ không sợ hãi và bớt đau đớn rồi mới đưa tới bệnh viện. Không nên vội vàng ôm chầm lấy trẻ bế đi mà chưa quan sát tổn thương của trẻ như thế nào, sẽ rất nguy hại tới tổn thương ở trẻ.

Nếu có dấu hiệu trẻ đau đớn quá, cần gọi cấp cứu 115 tới để bác sĩ và điều diều có thái độ kịp thời hơn. Tránh tình trạng, trẻ bị tổn thương đốt sống cổ lại bế trẻ lên và đưa đi bằng xe máy, các phương tiện khác tới bệnh viện, điều này sẽ gây nên những tổn thương nặng nề cho trẻ về sau.

Mời quý vị và các bạn theo dõi Video chuyên mục Sống khỏe, chương trình Cuộc sống thường ngày để tìm hiểu những tư vấn của bác sĩ về những chấn thương của trẻ.

Cùng chuyên mục