Bệnh nhân B.C.T. (56 tuổi, trú tại Hà Trung, Hạ Long, Quảng Ninh) cho biết: cách đây khoảng 3 tháng, trong một lần ăn cá đã bị hóc xương vướng cổ họng. Sau nhiều lần ho khạc không ra, bệnh nhân đã đi khám và thực hiện nội soi tai mũi họng nhưng không thấy nên nghĩ rằng mảnh xương đã tự trôi xuống dạ dày.
Thời gian sau đó, bệnh nhân xuất hiện cơn ho dữ dội kéo dài, tức ngực, khó thở. Tiếp tục tới bệnh viện thăm khám nhưng vẫn không phát hiện dị vật. Sau đó, bệnh nhân được nội soi dạ dày tại một bệnh viện tuyến trung ương và được chẩn đoán viêm dạ dày trào ngược, kê đơn thuốc uống tại nhà. Tuy nhiên, tình trạng vẫn không thuyên giảm.
Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, sau khi khai thác bệnh sử, ghi nhận các triệu chứng của bệnh nhân kèm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính nghi ngờ có dị vật đường thở, các bác sĩ đã quyết định thực hiện nội soi phế quản ống mềm gây mê.
Tiến hành nội soi phế quản kiểm tra, các bác sĩ phát hiện dị vật là một mảnh xương cá cứng, kích thước khá lớn nằm sâu dưới phế quản gốc phải đã bị viêm mủ, sưng tấy xung quanh, gây bít tắc gần hoàn toàn phế quản gốc phải. Kíp nội soi đã dùng kẹp gắp thành công dị vật ra ngoài.
Hiện tại, tình trạng sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và tiếp tục kết hợp sử dụng thuốc điều trị.
Theo ThS.BS Nguyễn Thành Định, Trưởng khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp, mảnh xương cá kích thước khá lớn lọt sâu trong lòng phế quản gốc phải suốt ba tháng trời đã làm phổi phải của bệnh nhân phù nề, viêm nhiễm và chảy mủ xung quanh dị vật. Do không được phát hiện kịp thời nên mảnh xương đã gây ra nhiều biến chứng phức tạp, khiến việc tìm nguyên nhân và chẩn đoán càng khó khăn. Nếu dị vật tiếp tục ở đó sẽ làm tình trạng sức khoẻ người bệnh ngày càng xấu đi, gây ra nhiễm trùng đường hô hấp, cản trở sự thông khí, nặng hơn có thể xuất hiện áp xe phổi, tràn mủ màng phổi, giãn phế quản do dị vật bỏ quên lâu ngày... Việc gắp bỏ dị vật giúp điều trị nhiễm trùng đường hô hấp triệt để và ngăn ngừa các đợt nhiễm trùng tái phát.
Thông thường khi bị hóc dị vật, đa số mọi người thường cố gắng khạc, dùng tay móc, nuốt miếng thức ăn to hoặc chữa mẹo dân gian để lấy ra. Tuy nhiên, những việc làm này chỉ làm cho tình trạng càng xấu hơn, dị vật có thể bị mắc sâu hơn và rơi vào những vị trí nguy hiểm. Nếu phát hiện có dị vật mắc trong cơ thể, không chỉ nghi ngờ dị vật ở đường ăn mà còn có thể rơi vào đường thở với nhiều nguy hiểm hơn, nếu lớn có thể bít cả đường thở gây suy hô hấp, thậm chí tử vong. Vì vậy, người bệnh cần để ý và cung cấp đầy đủ thông tin cho để bác sĩ nắm bắt các khả năng có thể xảy ra và đưa ra hướng chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo: trong khi ăn uống mọi người không nên ăn vội vàng, vừa ăn vừa nói hay cười đùa, nhất là đối với người già và trẻ nhỏ. Cần tập trung ăn uống, nhai kỹ để hạn chế tình trạng dị vật lọt vào đường ăn, đường thở. Khi không may hóc kèm những biểu hiện bất thường như: khó thở, ho nhiều, tức ngực cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Đặc biệt, khi bệnh nhân có hội chứng xâm nhập, ho nhiều, viêm đường hô hấp tái phát không đỡ phải đến cơ sở chuyên khoa sâu về hô hấp để tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm về sau.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Sau 6 giờ phẫu thuật, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã nối thành công "của quý" của nam thanh niên đã chính tay cắt nát trong lúc hoang tưởng ảo giác.
VTV.vn - Đây là cơ sở khiến 80 học sinh, sinh viên tại Trường Cao đẳng Lào Cai bị ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Trong tuần qua (25-31/10), toàn thành phố ghi nhận 612 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 110 trường hợp so với tuần trước.
VTV.vn - Mang thai ngoài ý muốn ở độ tuổi vị thành niên để lại rất nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý và kinh tế.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân 53 tuổi bị sốc phản vệ nghiêm trọng ngay tại nhà sau khi sử dụng Thiamazol.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có cảnh báo về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS có chứa chất cấm Sibutramine, Phenolphtalein.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa lấy ra búi giun đũa với hơn 100 con lớn, nhỏ trong ruột của nam bệnh nhi 2,5 tuổi, kịp thời cứu người bệnh khỏi cơn nguy kịch.
VTV.vn - Theo một nghiên cứu năm 2017, chuột rút chân ban đêm khá phổ biến, với khoảng 30% người trưởng thành gặp tình trạng này mỗi tháng.
VTV.vn - Theo các chuyên gia sức khỏe, sử dụng một liều lượng vừa đủ của hỗn hợp này đều đặn trong một tuần, mỡ bụng sẽ biến mất một cách kỳ diệu.
VTV.vn - Môi trường sống và làm việc thường xuyên bật máy lạnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.
VTV.vn - Theo các chuyên gia, đốt các hợp chất có chứa hương liệu sản sinh ra nhiều vật chất dạng hạt gây hại hơn so với thuốc lá.
VTV.vn - Có rất nhiều thói quen lười biếng trong cuộc sống hàng ngày có thể ảnh hưởng tới cơ thể hơn bạn tưởng tượng.
VTV.vn - Khoa Cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) vừa thực hiện cấp cứu nam bệnh nhân (43 tuổi) bị nhiễm độc thuốc diệt kiến Pyretheroid.
VTV.vn - Ngày 1/11, sau 50 ngày được tích cực điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, bé gái trong vũ lũ quét tại thôn Làng Nủ (Lào Cai) - Mông Hoàng Thảo Ngọc đã được ra viện.
VTV.vn - Những ngày cuối tháng 10 vừa qua, Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp nhận số ca đột quỵ gia tăng đột biến.