Tại phòng Cấp cứu - Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, chị N.A (ở Lào Cai) đang chăm sóc con trai 2 tháng tuổi. Chị cho biết, trước khi nhập viện 3 ngày, bé xuất hiện ho, ngạt mũi, gia đình có cho trẻ đi khám và uống thuốc điều trị tại nhà nhưng không đỡ. Khi thấy bé có biểu hiện thở nhanh, khó thở, trẻ được gia đình đưa đến bệnh viện.
Sau khi nhập viện, các bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm chẩn đoán và tìm căn nguyên gây bệnh. Kết quả cho thấy bé bị viêm phổi do nhiễm virus hợp bào hô hấp. Hiện sau 5 ngày điều trị và chăm sóc đặc biệt, tình trạng sức khỏe của bé tiến triển tốt, tuy nhiên vẫn cần phải theo dõi thêm.
Nằm kế bên là bé Q.V (2,5 tháng tuổi, ở Vĩnh Phúc). Mẹ bé cho biết: Trước khi nhập viện, bé có biểu hiện ho khò khè nhưng không sốt. Gia đình đã đưa bé đi khám và điều trị tại bệnh viện địa phương. Sau khi ra viện được 5 ngày, bé bị tái lại nặng hơn, bỏ ăn, thở gắng sức, rút lõm lồng ngực. Gia đình lập tức đưa bé đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm phổi nặng, có nhiễm virus hợp bào hô hấp.
PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh, Giám đốc Trung tâm Hô hấp cho biết: Virus là một trong những tác nhân quan trọng gây viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em, đứng đầu là virus hợp bào hô hấp (RSV). Ngoài ra, còn có các loại virus khác như: Rhinovuris, hMPV, Andenovirus, cúm...
Hiện nay, mỗi ngày Trung tâm Hô hấp tiếp nhận từ 15 - 20 bệnh nhi nhiễm trùng hô hấp nặng, trong đó các ca nhiễm virus hợp bào hô hấp chiếm khoảng 20-30%. Bệnh hay gặp ở nhóm tuổi dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Virus hợp bào hô hấp là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là mùa thu - đông hoặc xuân - hè (từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm).
Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh và khiến bệnh trở nặng gồm trẻ đẻ non, cân nặng khi sinh thấp; Trẻ dưới 3 tháng tuổi; Trẻ có bệnh tim bẩm sinh có tăng áp lực động mạch phổi; Bệnh phổi mãn tính: Loạn sản phế quản phổi, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, suy dinh dưỡng nặng, trẻ bị bệnh lý thần kinh cơ.
Trẻ bị nhiễm virus RSV thường có những dấu hiệu khởi phát là các triệu chứng của viêm long đường hô hấp trên như ho, hắt hơi, sổ mũi… Giai đoạn toàn phát trẻ khò khè, ho, thở nhanh. Trẻ sơ sinh có thể tím tái hoặc có cơn ngừng thở.
Với trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp, khi nhập viện, trẻ được cách ly tại các phòng bệnh riêng biệt. Trẻ được điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế: thông thoáng đường thở; Hỗ trợ hô hấp khi cần; Đảm bảo chế độ dinh dưỡng; Chăm sóc toàn diện.
Để phòng bệnh, ngay từ khi mang thai, cần chăm sóc bà mẹ, để đảm bảo trẻ sinh ra đủ tháng, đủ cân và khỏe mạnh. Cho trẻ bú sớm, ngay sau sinh, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bú kéo dài đến 2 tuổi.
Cho trẻ ăn dặm đúng phương pháp đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Môi trường sống trong lành, không có khói, bụi, khói thuốc lá.
Bên cạnh đó, vệ sinh mũi họng thường xuyên: nhỏ mũi bằng nước muối sinh lí (với trẻ nhỏ), trẻ lớn hơn cho súc miệng nước muối sinh lí. Vệ sinh thân thể, rửa tay thường xuyên, mặc quần áo phù hợp với nhiệt độ môi trường,
Hạn chế cho trẻ ra ngoài vào sáng sớm hoặc đêm lạnh, nếu bắt buộc ra ngoài phải đeo khẩu trang, giữ ấm cho trẻ. Hạn chế tiếp xúc nơi đông người. Đối với trẻ lớn, thực hiện 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Tiêm vaccine phòng bệnh theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi thấy trẻ có một trong các dấu hiệu nặng như: bỏ bú, ăn kém, thở nhanh rút lõm lồng ngực, tím tái, sốt cao, co giật, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sơ y tế để được khám và điều trị kịp thời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Nghĩ rằng mật cá trắm có công dụng tốt cho sức khỏe, 2 người đàn ông khi mua cá trắm từ chợ về làm thịt đã lấy mật cá trắm uống.
VTV.vn - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm do tự ý điều trị bệnh gout tại nhà.
VTV.vn - Vàng da bệnh lý không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nghiêm trọng đến hệ thần kinh của trẻ, thậm chí đe dọa tử vong.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một trẻ viêm cơ tim tối cấp, sốc tim nhờ kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO).
VTV.vn - Một thai nhi bị vỡ ối sớm, các bác sĩ đã buộc phải cho bé chào đời ở tuần 26, thai nhi còn lại tiếp tục được theo dõi trong bụng mẹ đến tuần thai 31 thì được mổ lấy thai.
VTV.vn - Trong quá trình thực hiện thủ thuật thẩm mỹ vùng kín tại một spa tư nhân, cô gái trẻ bị xuất huyết âm hộ trái, vào Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) cấp cứu.
VTV.vn - Các chuyên gia khuyên bạn thực hiện những điều sau để việc luyện tập trong mùa Đông luôn an toàn và hiệu quả.
VTV.vn - Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, tất cả bệnh nhân trong vụ ngộ độc tại Long Biên đã ổn định sức khoẻ và đang được cho ra viện.
VTV.vn - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng vừa tiếp nhận điều trị bệnh nhân nữ 69 tuổi, được chẩn đoán xuất huyết não trên bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 67 tuổi, vào viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê, tím tái toàn thân, mạch không bắt được, huyết áp không có, ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn.
VTV.vn - Ngày 28/12 vừa qua, Hadoo tổ chức sự kiện ra mắt khóa học Huấn luyện viên Sức khỏe Chủ động.
VTV.vn - Sâu răng là vấn đề thường gặp ở răng sữa, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé. Nhiều mẹ chưa hiểu đúng nguyên nhân và cách bảo vệ răng sữa cho con.
VTV.vn - Một bệnh nhân 18 tuổi, vừa đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng sau khi xuất hiện mất ngủ nhiều, mệt mỏi, buồn chán...
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành thông báo về danh sách các cơ sơ bán lẻ thuốc trực bán thuốc trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Huế vừa tổ chức ra viện cho bệnh nhi P.T.Q. (nam, 8 tuổi) bị ngộ độc Abamectin - một loại thuốc trừ sâu nguồn gốc vi khuẩn.