Ngày 27/3, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh trong các cơ sở khám, chữa bệnh. Trong khuôn khổ hội nghị hơn 200 đơn vị ký cam kết triển khai thực hiện các giải pháp tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng ngừa lây nhiễm bệnh trong bệnh viện.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện ở các nước phát triển khác nhau dao động trong khoảng 3,5 - 12%. Trung tâm Kiểm soát và Kiểm soát bệnh dịch châu Âu (ECDC) báo cáo tỷ lệ hiện nhiễm ở các nước châu Âu trung bình là 7,1%. Số liệu về nhiễm khuẩn bệnh viện tại các quốc gia chậm và đang phát triển rất hạn chế, thường có chất lượng thấp và không có sẵn. Tuy nhiên, phân tích gần đây của WHO cho thấy các ca nhiễm khuẩn bệnh viện thường xảy ra với tần suất cao hơn do hạn chế nguồn lực so với các nước phát triển. Tổn thất tài chính hàng năm do nhiễm trùng bệnh viện cũng rất lớn: ước tính khoảng 7 tỷ Euro ở châu Âu, bao gồm chi phí trực tiếp 16 triệu ngày nằm viện và khoảng 6,5 tỷ USD ở Mỹ.
Ở Việt Nam, trong thời gian qua, ngành y tế đã có nhiều giải pháp để nâng cao công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám, chữa bệnh. Nhiều chính sách, văn bản, hướng dẫn chuyên môn đã được ban hành nhằm tăng cường năng lực kiểm soát nhiễm khuẩn. Hệ thống tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn được thiết lập từ Bộ Y tế đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và đi vào hoạt động hiệu quả. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã bước đầu huy động nguồn lực cho các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn.
Hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn được triển khai thực hiện với chất lượng ngày càng cao tại hầu hết các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: bước đầu thực hiện giám sát ca bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện, giám sát tuân thủ vệ sinh tay, giám sát tuân thủ các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn. Giám sát vi sinh vật gây nhiễm khuẩn bệnh viện và kháng kháng sinh, từng bước chuẩn hóa công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn, tăng cường vệ sinh bệnh viện, chủ động phòng chống bệnh dịch...
Mặc dù vậy, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức
Một số người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa thật sự hiểu hết vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, do vậy việc cam kết đầu tư và định hướng cho hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn chưa phù hợp và hiệu quả. Chưa có chính sách ưu đãi, thu hút những người làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn để họ yên tâm công tác và cống hiến tâm huyết cho ngành.
Hệ thống tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa hoàn thiện đầy đủ theo quy định. Cả nước còn tới 16,2% bệnh viện có số giường bệnh >150 chưa thành lập khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn; 26,3% bệnh viện đã thành lập Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn nhưng chưa bổ nhiệm Trưởng khoa Kiểm sóa nhiễm khuẩn; 24,1% Lãnh đạo khoa/tổ Kiểm soát nhiễm khuẩn không phải đào tạo từ ngành y, hoặc có trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ học. Hệ thống quản lý kiểm soát nhiễm khuẩn còn chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm trong việc triển khai, điều hành các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn.
Nhân lực kiểm soát nhiễm khuẩn còn thiếu và yếu: đa số nhân viên phụ trách công tác giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện chưa được đào tạo thực hiện giám sát chuyên trách. Hầu hết bộ phận giám sát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện đều thiếu nhân lực so với quy định lại chưa được đào tạo về giám sát chuyên trách do vậy chưa thực hiện được giám sát chủ động, liên tục các loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp và giám sát các vi khuẩn đa kháng kháng sinh. Chưa có bộ môn kiểm soát nhiễm khuẩn trong các trường thuộc khối ngành khoa học sức khỏe.
Nguồn lực cho kiểm soát nhiễm khuẩn còn hạn hẹp, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại nhiều bệnh viện chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, chi phí cho kiểm soát nhiễm khuẩn chưa được chi đúng, chi đủ. Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện tập trung nhiều vào giặt là, hấp sấy, quản lý chất thải mà chưa chú trọng vào công tác giám sát bao gồm giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn và giám sát tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện. Đây mới là nhiệm vụ trọng tâm của kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện nhằm bảo đảm an toàn, tránh lây nhiễm bệnh cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng.
Một số bệnh dịch xảy ra ngay tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian qua đã gây hậu quả nghiêm trọng về người và kinh phí: Dịch SARS năm 2003, nhiễm trùng muộn sau phẫu thuật tại Hà Giang (2013), lây nhiễm Sởi, vi khuẩn đa kháng kháng sinh tại BV Nhi Trung ương, nhiễm vi khuẩn đa kháng tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh (2017)… Việc thực hiện không tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn có nguy cơ cao gây lây lan các bệnh dịch trong bệnh viện và cộng đồng đặc biệt trong bối cảnh hiện nay xuất hiện nhiều tác nhân gây dịch mới xuất hiện và các vi khuẩn đa kháng, siêu kháng với thuốc kháng sinh.
Hiện nay ngành y tế xác định việc nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, tăng sự hài lòng của người bệnh, bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng là nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Trong những năm tới, ngành y tế sẽ tiếp tục tăng cường ứng dụng nhiều kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị như phát triển nội soi, phẫu thuật tim mạch, ghép bộ phận cơ thể người, ghép tế bào gốc… Các chuyên khoa hệ nội, ngoại, sản, nhi, truyền nhiễm nay đã có sự phát triển thành các lĩnh vực chuyên môn sâu, triển khai nhiều kỹ thuật đòi hỏi phải vô khuẩn cao. Sự phát triển đó đòi hỏi công tác kiểm soát nhiễm khuẩn phải được tăng cường, phát triển tương xứng, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất nhiễm khuẩn bệnh viện, bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế.
Đặc biệt với mô hình bệnh tật của nước chậm phát triển và đang phát triển, các bệnh nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao, nhiều bệnh dịch mới nổi có nguy cơ tử vong cao và gây dịch xuất hiện không chỉ tại cộng đồng mà ngày càng có xu hướng lây lan nhiều trong BV như Cúm A (H5N1,H1N1, H7N,..), MER-CoV, Ebola... là một trong những thách thức lớn trong công tác kiểm soát và ngăn ngừa bệnh dịch tại các cơ sở KBCB.
Để khắc phục những hạn chế, thách thức trên, các đơn vị phải triển khai thực hiện nghiêm túc
- Thực hiện đúng, đầy đủ nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, hướng dẫn chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn do Bộ Y tế ban hành.
- Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, điều kiện cho phòng ngừa cách ly, thực hành vô khuẩn, vệ sinh tay, vệ sinh môi trường, khử khuẩn tiệt khuẩn và bố trí đủ kinh phí cho các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn theo cơ cấu giá viện phí dành cho kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Bố trí đủ nhân lực có năng lực chuyên môn, đã được đào tạo và có chứng chỉ về kiểm soát nhiễm khuẩn làm kiểm soát nhiễm khuẩn chuyên trách. Bảo đảm nhân viên y tế trực tiếp điều trị và chăm sóc người bệnh phải được đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Tăng cường giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn, giám sát tuân thủ vệ sinh tay, giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện, áp dụng các biện pháp phòng ngừa, cách ly theo đúng hướng dẫn chuyên môn kiểm soát nhiễm khuẩn đã ban hành nhằm giảm thiểu tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện đến mức thấp nhất.
- Áp dụng các biện pháp truyền thông phù hợp để nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng về kiểm soát nhiễm khuẩn. Tăng cường sự tham gia phối hợp của người bệnh, người nhà người bệnh nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại đơn vị.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả triển khai thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện đúng quy định. Thực hiện cải tiến chất lượng kiểm soát nhiễm khuẩn góp phần bảo đảm cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh an toàn và chất lượng.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Thời tiết đang trong những ngày giá lạnh, nhiệt độ thấp và không khí lạnh kéo dài là tác nhân khiến nhiều bệnh lý gia tăng, đặc biệt là đột quỵ.
VTV.vn - Người phụ nữ 25 tuổi, ở Hà Nội, bị biến dạng mũi, thủng mũi do căng chỉ nâng mũi sau 3 tháng thực hiện tại một cơ sở làm đẹp gần nhà.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận liên tiếp các ca bị đột quỵ. So với năm ngoái, mùa Đông năm nay số ca đột quỵ nhập viện đang gia tăng.
VTV.vn - Theo báo cáo, nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi tại Đồng Nai chiếm 12%, CDC Đồng Nai đề xuất mở rộng tiêm vaccine phòng sởi cho nhóm đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.
VTV.vn - Việc sở hữu một gương mặt thon gọn, thanh tú, hài hòa đường nét là mơ ước của các chị em. Không ai sinh ra đã được “trời ban” cho vẻ đẹp hoàn hảo, vậy đâu là giải pháp?
VTV.vn - Cụ bà 85 tuổi, ở Hà Nội, nhập viện trong tình trạng bị viêm phúc mạc toàn thể do thủng ổ loét dạ dày tá tràng được đưa đến cấp cứu muộn.
VTV.vn - Theo báo cáo từ Trung tâm Y tế TP Biên Hòa (Đồng Nai), trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận trường hợp bệnh nhi 12 tuổi tại phường Long Bình Tân mắc bệnh não mô cầu.
VTV.vn - Chỉ chưa đầy một tuần (từ ngày 14-18/12), trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã liên tiếp ghi nhận 5 bệnh nhi bị đa chấn thương do nổ pháo tự chế.
VTV.vn - Trong nhiều thế kỷ, rong biển chứa fucoidan đã được đánh giá cao vì đặc tính dinh dưỡng và trị liệu của chúng.
VTV.vn - Care For Việt Nam tham gia chương trình khám sàng lọc, phát hiện sớm, tư vấn đái tháo đường và tặng quà cho hơn 1.000 người dân tại 3 tỉnh Lào Cai, Nghệ An và Hà Nội.
VTV.vn - Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và Tạo hình - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận bệnh nhân nam 72 tuổi, bị chó cắn vào vùng mặt đứt rời phần môi dưới.
VTV.vn - Thời gian gần đây, tình trạng người bệnh bị xuất huyết não nhập viện tăng cao tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ).
VTV.vn - Một nghiên cứu của Đại học Michigan Mỹ đã tính toán chính xác thời gian mà các loại thức ăn nhanh phổ biến có thể làm giảm tuổi thọ của con người.
VTV.vn - Nghe nói ăn lá lộc mại chữa được táo bón, người phụ nữ 49 tuổi, ở Thu Cúc, Tân Sơn, Phú Thọ đã lấy lá về cuốn thịt lợn ăn.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhi H.Đ.K. (13 tháng tuổi, trú tại Yên Thành, Nghệ An) bị bỏng nước sôi bàn tay trái, kèm tình trạng nhiễm khuẩn.