Sinh non được định nghĩa là trẻ sinh ra còn sống trước 37 tuần mang thai. Nguyên nhân phổ biến của sinh non bao gồm: đa thai, nhiễm trùng và các bệnh mạn tính như: tiểu đường và cao huyết áp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân. Hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cơ chế sinh non sẽ thúc đẩy sự phát triển của các giải pháp để ngăn ngừa sinh non.
Theo số liệu báo cáo của 184 quốc gia, tỷ lệ sinh non dao động từ 5% đến 18% trẻ sinh ra.
Tình hình trẻ sinh non trên thế giới
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 15 triệu trẻ sơ sinh được sinh non mỗi năm, chiếm tỷ lệ hơn 1/10 tổng số trẻ sơ sinh. Tỷ lệ sinh non còn có khuynh hướng gia tăng theo thời gian. Trên toàn cầu, sinh non là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi, hàng năm có khoảng 1 triệu trường hợp trẻ sinh non tử vong. Nhiều trẻ sinh non phải đối mặt với khuyết tật suốt đời, kể cả trong học tập và các vấn đề về thị giác và thính giác.
Hiện có sự mất cân đối rõ rệt trong tỷ lệ sống còn của trẻ sinh non trên toàn thế giới. Ở những quốc gia có thu nhập thấp, một nửa số trẻ sinh ra dưới 32 tuần chết vì thiếu khả năng triển khai các can thiệp mang tính hiệu quả - chi phí trong chăm sóc cho trẻ sinh non như: giữ ấm, hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ và các chăm sóc cơ bản trong điều trị nhiễm trùng, hỗ trợ hô hấp cho trẻ. Ở các nước có thu nhập cao, hầu như tất cả trẻ sinh non này đều được cứu sống. Việc sử dụng các công nghệ điều trị dưới chuẩn tại các cơ sở y tế ở các nước thu nhập trung bình đang làm tăng gánh nặng bệnh tật đối với trẻ em sống sót trong giai đoạn sơ sinh.
Mặc dù có hơn 60% trường hợp sinh non xảy ra ở Châu Phi và Nam Á, tuy nhiên, sinh non thực sự là một vấn đề đáng quan tâm trên toàn cầu. Ở các nước thu nhập thấp, trung bình, tỷ lệ sinh non là 12%, còn các nước thu nhập cao là 9%. Trong cùng một quốc gia, gia đình nghèo bao giờ cũng có nguy cơ sinh non cao hơn.
Có một sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ sự sống còn của trẻ sinh non tùy thuộc vào nơi trẻ được sinh ra. Hơn 90% trẻ sinh cực non (dưới 28 tuần) ở các nước thu nhập thấp chết trong vòng vài ngày đầu đời; nhưng tỷ lệ này chưa tới 10% ở những nước có thu nhập cao.
Giải pháp phòng ngừa và chăm sóc trẻ sinh non
Hơn 3/4 trẻ sinh non có thể được cứu sống bằng những phương pháp chăm sóc mang hiệu quả - chi phí. Bao gồm chăm sóc thiết yếu trong lúc sinh và giai đoạn hậu sản cho cả mẹ và trẻ sơ sinh, tiêm steroid trước sinh cho phụ nữ có thai, chăm sóc kangaroo và kháng sinh để điều trị nhiễm trùng sơ sinh. Chăm sóc liên tục và hiệu quả của nữ hộ sinh đã chứng minh là làm giảm nguy cơ sinh non khoảng 24%.
Ngăn ngừa tử vong và biến chứng sinh non bắt đầu với một thai kỳ khỏe mạnh. Chăm sóc chất lượng trước, giữa và trong khi mang thai sẽ đảm bảo tất cả phụ nữ có trải nghiệm mang thai theo chiều hướng tích cực.
Các hướng dẫn chăm sóc tiền sản của Tổ chức Y tế Thế giới bao gồm các biện pháp can thiệp chính để giúp ngăn ngừa sinh non như: tư vấn về chế độ ăn uống lành mạnh và dinh dưỡng tối ưu, ngưng sử dụng thuốc lá và chất gây nghiện; siêu âm để giúp xác định tuổi thai và phát hiện đa thai; tối thiểu 8 lần khám thai trong suốt thai kỳ để xác định và quản lý các yếu tố nguy cơ của thai kỳ.
Bên cạnh đó, tiếp cận tốt hơn với các biện pháp tránh thai cũng có thể giúp giảm sinh non.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành Y tế thành phố trong năm 2024.
VTV.vn - Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn kháng trị nhờ áp dụng kỹ thuật ECMO (tim phổi nhân tạo).
VTV.vn - Các bác sĩ Khoa Ung bướu 2, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 12 tuổi, mắc ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa tiếp nhận điều trị cho một trường hợp bé gái bị viêm màng não.
VTV.vn - Khoảng 3 tuần trước khi nhập viện, bé gái 2 tháng tuổi, dân tộc Mông, ở Văn Chấn, Yên Bái xuất hiện dấu hiệu ban đầu với ban sẩn đỏ rải rác ở vùng mông.
VTV.vn - Đó là chỉ đạo của PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cũng như tinh thần của toàn thể các chuyên gia đầu ngành, y bác sĩ bệnh viện.
VTV.vn - Người phụ nữ 25 tuổi, ở Hà Nội, bị biến dạng mũi, thủng mũi do căng chỉ nâng mũi sau 3 tháng thực hiện tại một cơ sở làm đẹp gần nhà.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận liên tiếp các ca bị đột quỵ. So với năm ngoái, mùa Đông năm nay số ca đột quỵ nhập viện đang gia tăng.
VTV.vn - Theo báo cáo, nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi tại Đồng Nai chiếm 12%, CDC Đồng Nai đề xuất mở rộng tiêm vaccine phòng sởi cho nhóm đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.
VTV.vn - Việc sở hữu một gương mặt thon gọn, thanh tú, hài hòa đường nét là mơ ước của các chị em. Không ai sinh ra đã được “trời ban” cho vẻ đẹp hoàn hảo, vậy đâu là giải pháp?
VTV.vn - Cụ bà 85 tuổi, ở Hà Nội, nhập viện trong tình trạng bị viêm phúc mạc toàn thể do thủng ổ loét dạ dày tá tràng được đưa đến cấp cứu muộn.
VTV.vn - Theo báo cáo từ Trung tâm Y tế TP Biên Hòa (Đồng Nai), trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận trường hợp bệnh nhi 12 tuổi tại phường Long Bình Tân mắc bệnh não mô cầu.
VTV.vn - Chỉ chưa đầy một tuần (từ ngày 14-18/12), trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã liên tiếp ghi nhận 5 bệnh nhi bị đa chấn thương do nổ pháo tự chế.
VTV.vn - Trong nhiều thế kỷ, rong biển chứa fucoidan đã được đánh giá cao vì đặc tính dinh dưỡng và trị liệu của chúng.
VTV.vn - Care For Việt Nam tham gia chương trình khám sàng lọc, phát hiện sớm, tư vấn đái tháo đường và tặng quà cho hơn 1.000 người dân tại 3 tỉnh Lào Cai, Nghệ An và Hà Nội.