Tháng 7/2022, bệnh nhân L.V.N. (25 tuổi, trú tại Thanh Hóa) bị tai nạn giao thông, được chẩn đoán đa chấn thương, chấn thương sọ não, chấn thương hàm mặt, chấn thương ngực kín, chẩn thương gan, được phẫu thuật kết hợp xương hàm mặt, vùng cổ và điều trị bảo tồn các cơ quan tổn thương khác. Sau mổ, người bệnh được theo dõi và điều trị hồi sức tích cực (có mở khí quản: tạo một lỗ ở cổ để thở mà không thể thở qua đường mũi như thông thường), khi ổn định thì bệnh nhân được chuyển về bệnh viện địa phương điều trị tiếp.
Một tháng sau khi mở khí quản, bệnh nhân được hội chẩn điều trị bảo tồn xét nong và đặt stent khí quản thất bại sau đó phẫu thuật cắt nối khí quản tại một cơ sở y tế tại Hà Nội nhưng không thành công do tổn thương phức tạp và hẹp trên một đoạn khí quản dài (sau khoảng 2 tháng xuất hiện khó thở và phải mở lại khí quản vĩnh viễn).
Trong thời gian điều trị hẹp khí quản cổ vừa qua, khi chưa phải mở khí quản vĩnh viễn, bệnh nhân ăn uống hoàn toàn bình thường qua đường miệng và đi tiêm thuốc chống tạo sẹo vào vị trí khí quản bị hẹp (bệnh nhân tiêm 6 mũi, mỗi mũi cách nhau từ 1 - 2 tháng). Đến tháng 5/2023, sau mũi tiêm thứ 6, bệnh nhân xuất hiện chảy dịch sữa qua chỗ mở khí quản, được các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa chẩn đoán rò khí - thực quản tại vị trí tiêm chống tạo sẹo của khí quản và tiến hành mở thông dạ dày nuôi ăn. Bệnh nhân vẫn được thăm khám định kỳ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Trong thời gian gần 2 năm vừa qua, bệnh nhân không ăn được bằng đường miệng (mà phải ăn bơm qua mở thông dạ dày), không thở qua đường mũi mà thở qua đường mở khí quản ở cổ (thường xuyên loét chảy máu và nhiễm trùng tại vị trí mở khí quản).
Kết quả kiểm tra nội soi thực quản cho thấy đoạn hẹp hoàn toàn cách cung răng trên 16cm; Miệng thực quản nhẵn, đưa ống soi xuống khoảng 2cm, lòng thực quản có tổ chức sẹo hẹp vòng quanh, gây hẹp toàn bộ chu vi, máy soi 4mm không qua được, tình trạng hẹp không được cải thiện sau nong, đồng thời khi nội soi khí quản đưa đưa ống soi qua đường mũi thấy có dấu hiệu nghi ngờ liệt dây thanh âm, không quan sát được khí quản đoạn dưới dây thanh, không đưa được ống nội soi qua mở khí quản do không đưa qua được do mở khí quản nhỏ. Chụp cắt lớp vi tính hạ họng - thanh quản: hình ảnh vỡ khung sụn thanh quản gây chít hẹp lòng thanh quản, đã mở khí quản ngang mức cột sống cổ IV, V. Tổn thương đoạn khí quản dài khoảng 6,5cm tới sát thanh môn.
Trước những thương tổn phức tạp của bệnh nhân, các bác sĩ của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã hội chẩn liên chuyên khoa (tai mũi họng, tiêu hoá, phẫu thuật lồng ngực, phục hồi chức năng, gây mê hồi sức, ngân hàng mô, dinh dưỡng…) thống nhất tiến hành phẫu thuật hai thì: Thì một phẫu thuật tạo hình cắt - nối đoạn thực quản cổ bị hẹp hoặc tạo hình thực quản bằng đoạn đại tràng; Thì hai phẫu thuật tạo hình đoạn thanh môn kết hợp ghép đoạn khí quản cổ bằng đoạn khí quản của người cho chết não.
Với sự chuẩn bị kĩ lưỡng của ekip các chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, ngày 11/4/2024, bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật tạo hình cắt - nối thực quản cổ, cắt đoạn sẹo xơ khí quản và chuẩn bị hai đầu khí quản sẵn sàng cho lần phẫu thuật thì 2; ngày 13/5/2024, bệnh nhân được phẫu thuật thì hai ghép khí quản cổ bằng khí quản khí quản của người cho chết não kết hợp với đặt stent khí quản, chuyển vị cơ ức đòn chũm hai bên che phủ đoạn khí quản ghép. Sau một thời gian điều trị tích cực, người bệnh được ra viện và trở về nhà vào ngày 25/6/2024.
Bệnh nhân đã được khám lại sau 1 tháng với thể trạng tốt, tăng được 5kg, sẹo mổ liền tốt, bệnh nhân ăn uống được bằng đường miệng và tự thở qua đường mũi trở lại. Kết quả soi thực quản và khí quản: sẹo mổ liền tốt, đoạn khí quản ghép màu hồng không xung huyết, không hoại tử, không hẹp.
Sau khám lại 3 tháng, bệnh nhân đã tăng được 10kg với thể trạng toàn thân khỏe mạnh, tự thở qua mũi, tự ăn qua đường miệng. Bệnh nhân dự định sẽ được rút stent khí quản vào tháng thứ 5 - 6.
Đây là một trong những ca ghép khí quản kết hợp với phẫu thuật tạo hình thực quản cổ hiếm gặp trong y văn thế giới và lần đầu tiên được thực hiện thành công tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh liên tục tiếp nhận các trường hợp chấn thương mắt xảy ra trong sinh hoạt, lao động với mức độ tổn thương khác nhau.
VTV.vn - Tháng 8/2024, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ ghi nhận tình trạng tăng đột biến số trẻ cấp cứu vì vết thương đầu do các giống chó ngoại lai gây ra.
VTV.vn - Những túi thuốc gia đình đầu tiên của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh đã được trao tận tay cho người dân tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3.
VTV.vn - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, từ ngày 6 - 13/9, thành phố ghi nhận 227 ca mắc sốt xuất huyết, 52 ca tay chân miệng, 1 ca sởi, 3 ca ho gà và 1 ca liên cầu lợn.
VTV.vn - Kinh nghiệm từ trước tới nay cho thấy, dịch bệnh truyền nhiễm thường đi liền sau mưa bão lũ lụt.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã vận chuyển cứu trợ khẩn cấp và bàn giao cho Bộ Y tế một triệu viên khử trùng nước để bảo vệ sức khỏe cho người dân phía Bắc sau bão.
VTV.vn - Cách duy trì sức khỏe của người lớn tuổi sau khi thức dậy buổi sáng có nhiều điều đáng lưu ý.
VTV.vn - Vào mùa Đông, mọi người thường có xu hướng bổ sung thêm vitamin D, nhưng nếu dùng quá liều có thể gây ra các vấn đề về tim và thận.
VTV.vn - Ứng dụng công nghệ hiện đại cùng công thức thảo dược ưu việt, CumarGold New là sản phẩm hỗ trợ bệnh dạ dày được được nhiều người dùng tin tưởng suốt hơn 1 thập kỉ.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt ba ba một lúc, người đàn ông xuất hiện mẩn đỏ, ngứa toàn thân. Tình trạng nặng lên nhanh chóng, người đàn ông này dần rơi vào lơ mơ, khó thở.
VTV.vn - Khoa Cấp cứu - Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) vừa tiếp nhận bé gái (41 tháng tuổi, trú tại huyện Yên Lập, Phú Thọ) vào viện với lý do ngộ độc rượu.
VTV.vn - Dùng thuốc giảm đau để chữa bệnh xương khớp trong nhiều năm, người đàn ông bị loét dạ dày gây sốc nhiễm trùng.
VTV.vn - Từ ngày 16/9 hệ thống Tiêm chủng Long Châu tại TP.Hồ Chí Minh sẽ triển khai tiêm ngừa miễn phí vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ em từ 1 đến 10 tuổi chưa có kháng nguyên.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có khuyến cáo về việc đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ.
VTV.vn - Tổ phản ứng nhanh nhằm xử lý các ổ dịch sẽ xuất hiện trong trường học cho đến khi chiến dịch tiêm vaccine đạt mức bao phủ trên 95% trẻ từ 1-10 tuổi.