![](https://cdn-images.vtv.vn/zoom/320_200/66349b6076cb4dee98746cf1/2025/02/14/tp-13717470244173003090076-70277879360513690926058.webp)
Rụng tóc là mối lo ngại, quan tâm của phần lớn người bệnh ung thư, đặc biệt là người bệnh nữ. Hình ảnh người bệnh ung thư đội tóc giả; quấn khăn vì chứng rụng tóc đã trở nên quen thuộc tại Bệnh viện K. Vậy lý do nào dẫn đến tác dụng phụ này, người bệnh cần chuẩn bị tâm lý ra sao hay lưu ý gì để hạn chế việc rụng tóc?
Tại sao hóa trị ung thư gây rụng tóc
Theo các bác sĩ Bệnh viện K, hóa trị là phương pháp quan trọng trong điều trị bệnh ung thư. Các thuốc hóa trị được chỉ định điều trị cho người bệnh nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư đang phát triển.
Cũng giống khối u, nang lông là một cấu trúc hoạt động với các tế bào thường xuyên phân chia để tạo ra tóc và phát triển tóc. Các loại thuốc hóa trị không thể phân biệt tế bào lành hay tế bào ung thư nên nó sẽ tác động đến tất cả các tế bào đang phân chia nhanh chóng, chính vì vậy tóc cũng bị rụng cùng với việc các tế bào ung thư bị tiêu diệt.
Thời điểm nào sẽ gặp phải vấn đề rụng tóc
Người bệnh ung thư sau khi hóa trị thường sẽ bị rụng tóc sau khoảng hai tuần, vấn đề này thường gặp ở phần lớn người bệnh đang hóa trị, ngoài tế bào tóc, các tế bào da, niêm mạc cũng có thể bị ảnh hưởng.
Mức độ rụng tóc thay đổi tùy theo loại thuốc và cơ thể của mỗi người. Có người bệnh sẽ ít bị rụng tóc hơn người khác. Rụng tóc thường xảy ra từ từ, có thể rụng toàn bộ hoặc từng mảng. Ngoài tóc bị rụng, thuốc còn gây tình trạng dễ bị gãy hơn.
Khoảng thời gian nào tóc sẽ mọc lại
Việc rụng tóc đã trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người bệnh ung thư, nhất là các chị em phụ nữ. Tóc có một chức năng quan trọng trong đời sống và giao tiếp, mang lại sự tự tin, vấn đề thẩm mỹ của nhiều người, do đó rụng tóc luôn là vấn đề các bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể, chia sẻ, động viên với người bệnh về các tác dụng phụ có thể gặp phải trước khi hóa trị.
Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá lo lắng bởi thông thường tóc sẽ mọc lại trong khoảng 1 đến 3 tháng sau khi việc trị liệu kết thúc. Lúc này tóc có thể thay đổi về màu tóc hoặc cấu trúc tóc như trở nên xoăn hơn; hay mỏng đi... tuy nhiên, những thay đổi này chủ yếu là tạm thời và sau khoảng 6 tháng - 1 năm tóc sẽ trở lại bình thường.
Lời khuyên giúp người bệnh khi gặp phải vấn đề rụng tóc
Nhiều người bệnh đã chủ động cắt tóc ngắn hoặc sử dụng tóc giả, thậm chí lấy tóc của mình làm tóc giả để khi gặp phải vấn đề rụng tóc thì tóc cũ sẽ mang lại cảm giác tự nhiên và gần gũi hơn với người bệnh.
Nếu rụng tóc nhiều, người bệnh nên sử dụng thêm khăn trùm đầu để tránh tóc vương vãi và cũng tránh tác động về tâm lý khi luôn luôn thấy tóc rụng trong suốt thời gian dài.
Nên dùng các loại dầu gội thảo dược thiên nhiên; dầu gội cho trẻ em để tránh kích ứng, tạo cảm giác êm dịu cho da đầu.
Không nên sử dụng hóa chất nhuộm, tẩy tóc, hạn chế việc sấy tóc; massage da đầu quá mức có thể làm tổn thương da đầu đang nhạy cảm.
Khi rụng tóc, hãy hạn chế để da đầu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nếu trời lạnh hãy sử dụng một chiếc mũ hoặc khăn quàng để che kín da đầu và giữ ấm; trời nóng thì nên dùng mũ rộng vành để che chắn cho da đầu.
Khi tóc bắt đầu mọc trở lại thường dễ gãy, bạn nên ưu tiên lựa chọn tóc ngắn kiểu đơn giản; không nên sử dụng sản phẩm kích thích mọc tóc vào da đầu ở thời điểm này.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, uống nhiều nước, bổ sung các loại vitamin có trong rau củ quả tươi...
Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và chia sẻ với bác sĩ điều trị khi bạn cần giải đáp mọi vấn đề.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Tuổi ngũ tuần là thời điểm hoàn hảo để quan tâm nhiều hơn đến việc giữ cho não bộ minh mẫn và tăng khả năng chống lại các bệnh như Alzheimer.
VTV.vn - Bệnh nhi 10 tuổi, ở Nghệ An, được gia đình đưa đi khám vì có khối to vùng cổ, hay vã mồ hôi, run tay kèm theo kém tập trung.
VTV.vn - Khương Thảo Đan Gold vinh dự nhận giải thưởng "Sản phẩm xương khớp hiệu quả số 1 Việt Nam", một minh chứng cho chất lượng vượt trội và sự tin tưởng của người tiêu dùng.
VTV.vn - Chuyển giao từ đề tài nghiên cứu khoa học của Viện Nghiên cứu Sâm và Dược liệu Việt Nam, Hồng sâm Lai Châu hữu cơ của Dược phẩm Thái Minh - hồng sâm đầu tiên từ sâm Việt N
VTV.vn - Một người đàn ông bị co giật, sùi bọt mép nằm bất tỉnh ven đường vừa được lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đồng Nai đưa vào bệnh viện cấp cứu kịp thời.
VTV.vn - Người đàn ông 45 tuổi (Lạng Sơn), bị con đỉa rừng (vắt) chui vào mũi gây khó thở, chảy máu vừa được bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) gắp ra.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 61 tuổi được người nhà phát hiện rối loạn ý thức, gọi hỏi không đáp ứng nên được đưa vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cấp cứu.
VTV.vn - Bệnh viện Nhân Dân 115 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận điều trị cho 2 trường hợp người bệnh bị nhiễm giun lươn nặng.
VTV.vn - Theo số liệu của Phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Nhi Đồng 2, từ đầu tháng 1/2025 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị 7 trường hợp bệnh nhi bị đuối nước.
VTV.vn - Số trường hợp mắc cúm ngày càng gia tăng, ngày 8/2, Bộ Y tế chỉ đạo về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, khuyến khích người dân tiêm vắc xin phòng cúm.
VTV.vn - Lấy lại thị lực rõ ràng không khó, nhưng để đạt hiệu quả tối ưu, bạn cần biết 5 điều then chốt trước khi phẫu thuật lão thị.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai vừa phẫu thuật cấp cứu bé gái 2 tuổi bị thủng ruột, thủng dạ dày do nuốt 27 cục nam châm.
VTV.vn - Bệnh nhi S.V.P., sinh năm 2018, tại thôn Lủng Phặc, xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm có kết quả xét nghiệm từ Bệnh viện Nhi Trung ương dương tính với bệnh viêm não do mô cầu.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận và cấp cứu người bệnh nam, 31 tuổi, bị đột quỵ do nhồi máu não.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa điều trị thành công, cứu sống một bé trai 7 tháng tuổi bị suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) do biến chứng cúm A.