Mắt lé - bệnh về mắt gây giảm thị lực, thẩm mỹ

Tuấn Bảo, icon
12:25 ngày 07/10/2018

VTV.vn - Không ít người tự ti về bản thân vì đôi mắt lé, gây trở ngại trong công việc, thậm chí suy giảm thị lực mắt về sau và muốn nhờ sự can thiệp của y học.

Trẻ bị mắt lé.

Mắt lé là trường hợp chỉ vị trí hai đồng tử mắt không nằm ở vị trí cân đối như bình thường, trong đó một mắt hướng tới vị trí ngắm và mắt còn lại lệch ra khỏi tầm ngắm.

Mắt lé thường được gọi với cái tên khác như mắt lác, và được chia ra làm hai loại mắt lé như sau:

Mắt lé điều tiết: Khi nhìn một vật ở xa hay gần hai mắt không tụ về một góc nhìn, do hai mắt chênh nhau 2 độ, hay còn gọi cách khác là bất đồng khúc xạ, tình trạng này thường xảy ra ở các những người bị bệnh cận thị hay viễn thị.

Mắt lé liệt: ở trường hợp những người bị mắt lé liệt phải điều trị bằng việc phẫu thuật, do đây là biểu hiện của việc một trong những dây thần kinh trong nhãn cầu bị tổn thương.

Với trẻ bị lé, ngay từ lúc bé được 6 tháng tuổi nên che con mắt bình thường cho đến khi mắt lé nhìn được thẳng. Nếu làm tích cực chỉ trong 10-15 ngày là khỏi.

Nếu mắt lé có chỉ định mổ thì mổ trước 7 tuổi là tốt nhất. Quãng tuổi này mổ vừa đạt kết quả chắc chắn vừa phục hồi thị lực tốt. Mổ lé ở thanh niên hay người lớn chỉ phục hồi mỹ quan, không phục hồi thị lực, do đó rất dễ tái phát trở lại. Phẫu thuật chỉ được áp dụng khi các phương pháp khác không thể mang lại kết quả như mong muốn hoặc trẻ bị lé do bất thường của cơ, thần kinh.

Phẫu thuật có thể đem lại tính thẩm mỹ cho đôi mắt nhưng không phải bao giờ cũng đảm bảo thì lực đều cho hai mắt, bởi vậy sau khi phẫu thuật trẻ em cần được thực hiện những bước tập luyện tiếp theo nhằm mang lại hoạt động cân bằng của các cơ mắt.

Nguyên nhân nào dẫn đến mắt bị lé?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mắt của bạn bị lé, nhưng đa số nguyên nhân được các chuyên nhãn khoa đưa ra thì việc mắt lé là do việc mất cân bằng giữa các cơ vận nhãn do cơ hay thần kinh chi phối. Ở trẻ em, bệnh lé thường xuất hiện ở giai đoạn trẻ được 6 tháng tuổi, các trường hợp còn lại xảy ra do chấn thương vùng đầu hay bệnh ở mắt (đục thủy tinh thể, bệnh lý đáy mắt…)

Tác hại của nó có thể gây ra tổn thương thị giác, khả năng canh giũa và nhìn chiều sâu kém, hơn hết là ảnh hưởng về độ thẫm mỹ của gương mặt và tác động đến yếu tố tâm sinh lý, đặc biệt là các em nhỏ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục