
Được biết, chất tạo nạc Salbutamol và Clenbuterol được trộn cùng cám cho heo, gà ăn. Các chất này làm heo tăng trọng nhanh, tiêu biến mỡ và tăng tỷ lệ thịt nạc. Người tiêu dùng ăn phải loại thịt có chất này về lâu dài có thể sẽ bị mắc các bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe như: tăng huyết áp, tim đập nhanh, buồn nôn, tác dụng xấu với phụ nữ mang thai, đặc biệt có thể gây ung thư. Đa số chất tạo nạc cấm này đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Để nhận biết thịt có chất tạo nạc, người tiêu dùng cần lưu ý: lớp mỡ nằm giữa lớp da và phần thịt nạc của heo thường không có.
Bên cạnh đó, vẫn tồn tại tình trạng sử dụng các loại kháng sinh như Sulfadimidine, Florfenicol... trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm vượt ngưỡng cho phép, giúp kích thích tăng trọng cho gia súc, hỗ trợ tiêu hóa và phòng bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng các kháng sinh này làm tăng nguy cơ lây lan bùng nổ dịch bệnh cho đàn gia súc. Đồng thời, tồn dư kháng sinh ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng, dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc kháng sinh, về lâu dài là tình trạng kháng thuốc.
Không chỉ đối với gia súc, gia cầm, thủy sản ở nhiều nơi cũng bị lạm dụng thuốc kháng sinh độc hại pha vào nước dùng để nuôi thủy sản, thức ăn để kích thích tăng trưởng và phòng bệnh. Khi dùng quá liều, các kháng sinh này sẽ gây tác hại đối với sức khỏe con người như: dị ứng, ngộ độc, gây các dạng thiếu máu, suy gan, suy thận, ung thư, đột biến gen, ở một số trường hợp đặc biệt có thể dẫn đến tử vong.
Mới đây nhất, vụ việc chất vàng ô sử dụng tạo màu cho công nghiệp dệt, nhuộm, giấy được pha trộn vào để sản xuất các loại thức ăn chăn nuôi đã bị phát hiện. Chất này có khả năng gây ung thư cho người.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm vừa có công văn về việc tăng cường phòng chống ngộ độc rượu sau khi ghi nhận nhiều trường hợp ngộ độc do sử dụng rượu không an toàn.
VTV.vn - Nghiên cứu chỉ ra rằng những bệnh nhân bị mắc viêm phổi do COVID-19 có nguy cơ mắc bệnh lao phổi cao hơn so với những người khác.
VTV.vn - CBD hay Cannabidiol là một hoạt chất thường được sử dụng để giảm đau, chống viêm, hạn chế lão hóa.
VTV.vn - Trong năm 2022, Bệnh viện Đa khoa TW Cần Thơ đã nhận điều trị cho khoảng 2.000 bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não, quy trình cấp cứu tối ưu, tỷ lệ tái thông khoảng 6.5%.
VTV.vn - Trong những ngày gần đây sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn khiến những người có bệnh lý về đường hô hấp dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi.
VTV.vn - Trong 3 ngày hoạt động sau kỳ nghỉ Tết, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) đã tiếp nhận gần 3.000 trường hợp đến khám các bệnh chủ yếu là tim mạch, tăng huyết áp, gout...
VTV.vn - Sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội, nhu cầu đi lại tăng cao, cùng thời tiết chuyển mùa là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, đặc biệt là virus cúm.
VTV.vn - Để đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị, năm 2023, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bến Tre phấn đấu vận động, tiếp nhận 12 nghìn đơn vị máu.
VTV.vn - Theo Bản tin Bộ Y tế về tình hình chống dịch COVID-19, ngày 1/2, ghi nhận 11 ca mắc COVID-19 mới; có 17 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
VTV.vn - Số ca mắc COVID-19 hàng ngày tại Hàn Quốc đã tăng từ mức thấp nhất trong 7 tháng là hơn 7 nghìn ca ngày 30/1 lên hơn 20 nghìn ca hôm nay.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa gắp thành công dị vật là pin cúc áo trong mũi bé 4 tuổi.
VTV.vn - Tiêu chảy do Rotavirus là bệnh cấp tính, thường gặp ở trẻ nhỏ với biểu hiện nôn, tiêu chảy, đau bụng, ăn uống kém dẫn đến mất nước, mất các chất điện giải...
VTV.vn - Giảm đau ngoài màng cứng không chỉ áp dụng ở phụ nữ sau sinh còn được áp dụng trong giảm đau sau mổ, ở bệnh nhân chấn thương ngực và bệnh nhân viêm tụy cấp.
VTV.vn - Bệnh nhân 41 tuổi, vào Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong tình trạng hôn mê sâu do xuất huyết thân não.
VTV.vn - Sau Tết Nguyên đán, tình trạng nhập viện do uống nhiều rượu bia tăng cao.