Bệnh phổi mạn tính
Người mắc bệnh phổi mạn tính được coi là có nguy cơ cao mắc COVID-19. Các bệnh phổi mạn tính bao gồm: hen suyễn; giãn phế quản; bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bao gồm viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng; xơ phổi và các bệnh phổi kẽ khác. Khả năng tự thở của người bệnh sẽ giảm nếu nhiễm trùng xảy ra. Nhiễm trùng có thể tấn công phổi nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng, đặc biệt ở những người kiểm soát hen suyễn kém. Nếu viêm phổi phát triển do COVID-19, sự tắc nghẽn đường thở có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Suy giảm miễn dịch
Những người bị suy giảm miễn dịch là những người có hệ thống miễn dịch yếu, khiến họ không có khả năng chống lại nhiễm trùng. Việc mất khả năng miễn dịch không chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mà còn làm tăng khả năng mắc bệnh nặng. Suy giảm miễn dịch ảnh hưởng đặc trưng ở những nhóm người sau: người nhiễm HIV; người trải qua hóa trị và xạ trị ung thư; người nhận ghép tạng, những người cần dùng thuốc ức chế miễn dịch lâu dài để ngăn ngừa thải ghép tạng; người bị suy giảm miễn dịch nguyên phát, thường liên quan đến khiếm khuyết di truyền.
Bệnh tim mạch
Các hệ thống hô hấp và tim mạch vốn liên kết chặt chẽ với nhau. Oxy được nhận từ phổi đều được tim và hệ thống tuần hoàn phân tán khắp cơ thể. Khi nhiễm trùng đường hô hấp làm hạn chế lượng không khí đi vào phổi, tim phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo nguồn cung cấp oxy cho các cơ quan quan trọng của cơ thể. Ở những người đã mắc bệnh tim mạch từ trước, tăng gánh cho tim không chỉ làm tăng mức độ nghiêm trọng của huyết áp cao mà còn có khả năng làm bộc phát cơn đau tim hoặc đột quỵ. Trên thực tế, những người mắc bệnh tim từ trước có nguy cơ tử vong do COVID-19 cao gấp ba lần so với những người không có bệnh tim từ trước (37,5% so với 7,6%).
Đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường type 1 và 2 đều gây ra sự gia tăng bất thường lượng đường trong máu nếu không được kiểm soát. Mất khả năng kiểm soát lượng đường trong máu là lý do chính tại sao một số người mắc bệnh đái tháo đường có nhiều khả năng mắc COVID-19 và gặp phải tình trạng bệnh nặng hơn. Theo một nghiên cứu tháng 3/2020 với 72.314 người mắc COVID-19 tại Vũ Hán (Trung Quốc), người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ tử vong tăng gấp 3 lần so với người không mắc bệnh.
Bệnh về gan
COVID-19 có thể làm phức tạp bệnh gan có sẵn từ trước, bằng chứng là có tăng men gan, đặc biệt là aminotransferase - một dấu hiệu của viêm gan và làm xấu đi bệnh gan, bao gồm các bệnh gan do virus. Một số chuyên gia cho rằng nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng, bao gồm kháng sinh, thuốc chống virus và steroid dùng trong điều trị COVID-19 gây hại cho tế bào gan.
Bệnh thận mạn tính
Bệnh thận mạn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong ở những người mắc COVID-19. Nguy cơ tăng lên cùng với mức độ nghiêm trọng của bệnh, những người chạy thận có nguy cơ cao nhất. Theo nghiên cứu tháng 3/2020, nguy cơ tử vong do COVID-19 tăng gấp đôi ở những người có bệnh thận từ trước. Hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra khi nhiễm trùng hệ thống gây suy thận cấp tính, đặc biệt những bệnh nhân có bệnh thận mạn tính.
Béo phì
Béo phì có liên quan đến nhiều rối loạn sức khỏe, làm tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của COVID-19, bao gồm: Tăng huyết áp; Bệnh tim; Bệnh đái tháo đường type 2; Bệnh gan nhiễm mỡ; Bệnh thận. Ngoài ra, béo phì có liên quan đến khả năng miễn dịch bị suy giảm, một phần là do tình trạng viêm dai dẳng làm "trơ hóa" sự kích hoạt hệ thống miễn dịch. Điều này được chứng minh bằng tỷ lệ thất bại cao ở người béo phì khi đáp ứng với một số loại vaccine, bao gồm vaccine H1N1 và vaccine viêm gan B.
Rối loạn thần kinh
Mặc dù không có trong danh sách các yếu tố nguy cơ, nhưng các nhà khoa học lưu ý, một số rối loạn thần kinh nhất định, như bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson hoặc bệnh rối loạn thần kinh vận động, có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của nhiễm COVID-19, do làm rối loạn phản xạ nuốt, giảm phản xạ ho hoặc gây suy yếu cơ hô hấp. Đồng thời, nhiều loại thuốc dùng để điều trị rối loạn thần kinh và nhược cơ gây ức chế hệ thống miễn dịch, dễ làm cho các triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng hơn.
Theo các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc, với những vấn đề trên, người có bệnh nền, đặc biệt người cao tuổi càng phải thực hiện nghiêm ngặt yêu cầu giãn cách xã hội, mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên. Ở nhà và quản lý tốt các bệnh nền sẵn có là cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro trong mùa dịch COVID-19.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to như quả trứng gà trên nền bệnh sỏi thận hai bên và sỏi niệu quản trái cho bệnh nhân.
VTV.vn - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng dương tính với bệnh bạch hầu.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.