Sai lầm khi dùng thuốc bổ không phải ai cũng biết

Theo Người đưa tin, icon
12:24 ngày 06/02/2017

VTV.vn - Dùng thuốc bổ thay cho thức ăn, uống càng nhiều càng bổ là một quan niệm phổ biến của nhiều người. Nhưng đó là một trong những quan niệm sai lầm không phải ai cũng biết.

Thời tiết những ngày chuyển mùa thay đổi thất thường, biên độ dao động nhiệt giữa các ngày, giữa ngày và đêm đến hàng chục độ khiến cơ thể người già, trẻ em, người có hệ miễn dịch kém dễ bị mắc bệnh. Chính vì vậy, nhiều người cần thêm các loại thuốc bổ, bổ xung đủ chất để tăng thêm sức đề kháng, tăng cường khả năng "chiến đấu" với các loại vi rút, vi khuẩn…xâm nhập vào cơ thể.

Sai lầm khi dùng thuốc bổ không phải ai cũng biết - Ảnh 1.

Thuốc bổ phải dùng đúng cách mới bổ (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, dùng thuốc bổ sai cách sẽ làm vô hiệu hoá tác dụng của thuốc và có nguy cơ ngộ độc dược, gây nguy hiểm cho tính mạng.

Đặc biệt, có nhiều quan niệm sử dụng thuốc bổ sai lầm đang xuất hiện ngày càng phổ biến trong đời sống như: uống vitamin, khoáng chất thay bữa ăn; tăng liều để bổ nhiều hơn; dùng thuốc bổ chữa bệnh; uống thuốc bổ hàng ngày để phòng bệnh...

Dựa vào mục đích sử dụng, có thể tạm định nghĩa thuốc bổ là thuốc bồi dưỡng cơ thể, giảm mệt mỏi, tăng cường sức khoẻ, giúp ăn được, ngủ được, hỗ trợ quá trình trị liệu... Điểm qua các thuốc đang lưu hành trên thị trường dược hiện nay, có thể phân ra nhiều loại, và mỗi loại cần tuân thủ nguyên tắc sử dụng riêng để bảo đảm hiệu quả và an toàn.

PGS.TS. Nguyễn Hữu Đức, nguyên giảng viên ĐH Y Dược TP.HCM cho biết, một số nguyên tắc trong sử dụng các loại thuốc bổ để thực sự bổ và an toàn.

Cụ thể là với thuốc kết hợp vitamin, chất khoáng và các chất bổ khác, PGS.TS. Nguyễn Hữu Đức cho hay, để hấp dẫn cũng như đáp ứng một số trị liệu, nhiều thuốc bổ hiện nay không chỉ chứa vitamin và chất khoáng mà còn kết hợp chứa thêm một số chất bổ khác như: Các axit amin (bổ sung chất dinh dưỡng cho một số người có nguy cơ thiếu do bệnh hoặc do ăn thiếu chất), tinh chất nhân sâm (thường được các vị cao tuổi ưa chuộng), các chất hướng gan (giúp bảo vệ nhu mô gan, làm hoạt động giải độc gan tốt như: Lecithin, methionin, cholin, betain, inositol, một số hợp chất flavonoid có trong dược thảo…), trích tinh tạng phủ (chứa các chất trích từ cơ quan súc vật hoặc nhau thai người như: tinh chất vỏ bang thượng thận, cao gan, chế phẩm Filatov… nhằm bổ sung các chất theo kiểu "ăn gì bổ nấy".

Nhưng, vitamin và chất khoáng hoàn toàn không thay thế được thức ăn, thức uống, ta vẫn phải ăn uống đầy đủ chất bên cạnh dùng thuốc.

Các thuốc bổ sung vitamin, chất khoáng và các chất bổ khác thường được trình bày dạng viên sủi bọt chứa ion natri. Người kiêng muối phải lưu ý vì dùng thuốc nhiều sẽ hấp thu nhiều natri không có lợi, nhất là người đang điều trị bệnh tăng huyết áp, uống thuốc dạng sủi bọt có thể bị tăng vọt huyết áp, gây nguy hiểm.

* Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!

Cùng chuyên mục