Số ca mắc COVID-19 tại Tiền Giang và Đồng Tháp bằng tổng của 10 tỉnh trong khu vực
Thông tin tại cuộc họp giao ban về công tác phòng chống dịch COVID-19 của 12 tỉnh Tây Nam Bộ do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì diễn ra ngày 10/9 cho biết, từ ngày 27/4 đến nay, tại 12 tỉnh miền Tây Nam Bộ, đã ghi nhận 35.113 ca mắc, chiếm 6,1% số ca mắc của cả nước và chiếm 6,6% số ca mắc của 19 tỉnh miền Nam.
Riêng số ca mắc của 2 tỉnh Tiền Giang với 11.274 ca và Đồng Tháp với 7.691 ca đã bằng tổng số ca mắc của 10 tỉnh còn lại.
Về xu hướng ghi nhận ca mắc trong 7 ngày qua, có 6 tỉnh có số mắc thấp (dưới 20 ca/ngày); 3 tỉnh có số mắc ghi nhận xu hướng giảm; 3 tỉnh có số mắc ghi nhận không giảm. Trong đó, tỉnh Kiên Giang ghi nhận số mắc trong ngày cao nhất, từ 100 - 200 ca/ngày.
Về tiến độ tiêm chủng, đến ngày 7/9, 12 tỉnh miền Tây Nam Bộ đã tiêm 2.501.950 liều vaccine (đạt 100% so với số vaccine được phân bổ qua 31 đợt), trong đó đã tiêm được 2.108.109 liều mũi 1 và 393.841 liều mũi 2.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu các tỉnh Tây Nam Bộ giảm số F0. Ảnh: Bộ Y tế
Có 3 tỉnh được phân bổ số lượng vaccine nhiều nhất là Kiên Giang (336.400 liều), Đồng Tháp (291.060) và Tiền Giang (286.130).
"Trong 7 ngày qua, số mắc trong khu phong tỏa tại 12 tỉnh chiếm 22,1 %, trong khu cách ly chiếm 41,9%. Do đó, các tỉnh cần rà soát lại, ngay ngày mai cần bắt tay ngay vào chống dịch với các giải pháp căn cơ trong khu vực phong toả, cách ly" - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu.
Không để tình trạng giãn cách kéo dài
Nhận định về tình hình dịch của 12 tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ cho thấy tình hình dịch cơ bản đang từng bước kiểm soát, tuy nhiên vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện các ổ dịch trong cộng đồng và có khả năng bùng phát. Do đó các địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch và thường xuyên xét nghiệm tầm soát phát hiện sớm, xử trí kịp thời.
Tại cuộc họp các chuyên gia đề nghị trong thời gian tới các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam cần tiếp tục thực hiện nghiêm việc giãn cách, không để tình trạng giãn cách không triệt để, kéo dài mà không đạt được mục tiêu, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân, gây bức xúc xã hội.
Đồng thời các tỉnh thường xuyên đánh giá mức độ nguy cơ các đơn vị trên địa bàn theo hướng dẫn tại Quyết định 2686/QĐ-BCĐQG của Ban Chỉ đạo Quốc gia để áp dụng việc giãn cách xã hội phù hợp, hiệu quả.
Các địa phương chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, không để người dân thiếu ăn và bảo đảm mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế từ sớm, từ xa, ngay tại xã, phường, thị trấn; khi người dân có yêu cầu, phải đáp ứng kịp thời.
Chủ động lập danh sách các đối tượng tiêm chủng từng mũi theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt, sẵn sàng triển khai ngay khi được phân bổ vaccine.
Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch khi các địa phương nới lỏng thực hiện giãn cách xã hội.
Điểm cầu tại tỉnh miền Tây Nam Bộ. Ảnh: Bộ Y tế
Xét nghiệm trên cơ sở đánh giá nguy cơ
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh, thành phố cần rà soát lại ngay việc thành lập Trung tâm chỉ huy phòng chống dịch và phải trực 24/24h tại các cấp để sẵn sàng xử lý các vấn đề phát sinh trong phòng chống dịch.
Đồng thời xây dựng phương án phòng chống dịch theo các mức nguy cơ để chủ động chống dịch khi có ca mắc. Trong từng phương án này phải có kế hoạch cụ thể về việc tiêm chủng vaccine cho người dân.
"Tôi lấy ví dụ trong xã cách ly theo Chỉ thị 16 thì cần tiêm chủng thế nào để vừa đảm bảo tiến độ tiêm vừa thực hiện phòng chống dịch" - Thứ trưởng nói.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị các địa phương phải quán triệt và toàn hệ thống những nội dung cốt lõi của Nghị quyết 86 liên quan đến các biện pháp phòng chống dịch; cũng như các chỉ đạo khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế về các giải pháp phòng chống dịch trong giai đoạn hiện nay.
Liên quan đến vấn đề xét nghiệm, Thứ trưởng Bộ Y tế yêu cầu, các địa phương cần thực hiện theo các hướng dẫn của Bộ Y tế về chiến lược xét nghiệm mới nhất để "bắt" ngay trường hợp chuẩn bị lây nhiễm, đặc biệt trong các khu cách ly ở 12 tỉnh, thành phố trong khu vực. "Tuy nhiên phải xét nghiệm trên cơ sở đánh giá nguy cơ, tránh làm tràn lan, lãng phí" - Thứ trưởng nói.
Về công tác điều trị, các địa phương phải quán triệt thực hiện phương án 3 tầng, trong đo đặc biệt lưu tâm đặc biệt tầng điều trị 1 và 2, tránh để bệnh nhân chuyển nặng phải lên tầng 3. "Chúng ta điều trị tốt ở tầng 1 và 2 thì giảm nguy cơ tử vong do người bệnh" - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.
Song song đó tại các khu công nghiệp thực hiện "2 điểm đến 1 cung đường" phải xét nghiệm sàng lọc kỹ công nhân, người lao động.
Thứ trưởng Bộ Y tế cũng nhắc các địa phương phải rà soát lại việc xây dựng và phê duyệt phương án thực hiện cách ly F1, F0 tại nhà.
Các địa phương xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện bình thường mới theo các địa bàn của địa phương, theo lộ trình phù hợp với tình hình dịch và các điều kiện đảm bảo, song song với việc tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, không để dịch bùng phát trở lại.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Thời gian gần đây, Khoa Nội nhi Tổng hợp - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã khám và điều trị nhiều trường hợp bệnh nhi bị bệnh viêm mao mạch dị ứng (Schonlein Henoch).
VTV.vn - Tất cả 4 nạn nhân nặng vụ phóng hoả tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng đã tự thở tốt và đang trong quá trình hồi phục.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024.
VTV.vn - Nghĩ rằng mật cá trắm có công dụng tốt cho sức khỏe, 2 người đàn ông khi mua cá trắm từ chợ về làm thịt đã lấy mật cá trắm uống.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản cảnh báo người dân không mua bán, sử dụng 2 loại thuốc giả là Clorocid TW3 và Tetracyclin TW3.
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, tình hình dịch sởi trên địa bàn còn diễn biến phức tạp, đến ngày 30/12, toàn tỉnh ghi nhận hơn 7.000 ca mắc, trong đó có 3 ca tử vong.
VTV.vn - Tai nạn xảy ra khi người đàn ông này điều khiển xe cuốc rẫy và va chạm với tổ ong vò vẽ, khiến đàn ong bay vào đốt ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành công văn gửi các đơn vị trực thuộc về việc đảm bảo công tác y tế trong dịp nghỉ Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
VTV.vn - Trái tim, lá gan, 2 quả thận được hiến của người phụ nữ đã được các bác sĩ tiến hành ghép cho 4 người bệnh.
VTV.vn - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm do tự ý điều trị bệnh gout tại nhà.
VTV.vn - Vàng da bệnh lý không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nghiêm trọng đến hệ thần kinh của trẻ, thậm chí đe dọa tử vong.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một trẻ viêm cơ tim tối cấp, sốc tim nhờ kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO).
VTV.vn - Một thai nhi bị vỡ ối sớm, các bác sĩ đã buộc phải cho bé chào đời ở tuần 26, thai nhi còn lại tiếp tục được theo dõi trong bụng mẹ đến tuần thai 31 thì được mổ lấy thai.
VTV.vn - Trong quá trình thực hiện thủ thuật thẩm mỹ vùng kín tại một spa tư nhân, cô gái trẻ bị xuất huyết âm hộ trái, vào Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) cấp cứu.
VTV.vn - Các chuyên gia khuyên bạn thực hiện những điều sau để việc luyện tập trong mùa Đông luôn an toàn và hiệu quả.