Thức ăn nhanh ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

Theo VOV, icon
07:14 ngày 27/09/2015

VTV.vn - Thức ăn nhanh ngày càng phát triển. Nó có chứa nhiều chất béo, calorine, cholesterol và có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Béo phì: Thức ăn nhanh ảnh hưởng đến việc tăng cân. Ngay cả khi ăn ít thức ăn nhanh cũng có thể làm tăng đáng kể lượng calo trong cơ thể. Người ăn thức ăn nhanh thường ít ăn các loại trái cây, rau, sữa… những chất bổ dưỡng cho sức khỏe.

 

Bệnh tim mạch: Những người ăn thức ăn nhanh 4 lần/tuần, tăng nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao 80%. Thức ăn nhanh tạo ra nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Chất béo có thể làm tắc nghẽn các động mạch, theo thời gian cholesterol cao lên.

 

Tiểu đường tuýp 2: Do không có nhiều thời gian nấu nướng, nên thức ăn nhanh là lựa chọn thích hợp của người bận rộn. Do cơ thể không vận động mà tiêu thụ thức ăn nhanh nhiều dẫn đến sự phát triển của bệnh tiểu đường.

 

Loét dạ dày: Loét là triệu chứng phổ biến ở đường tiêu hóa mà thường do axit đường ruột gây ra. Trước đây, các bác sĩ tin rằng stress, thức ăn cay và rượu gây ra hầu hết các vết loét. Nhưng hiện nay thức ăn nhanh như pizza, khoa tây chiên, hạt muối… cũng là 1 trong những nguyên nhân gây loét dạ dày.

 

Không có thời gian dành cho gia đình. Do bận rộn công việc, nên các thành viên trong gia đình chọn thức ăn nhanh cho các bữa, đó là lí do họ không thể tụ tập cùng nhau, không có thời gian dành cho nhau, chia sẻ những điều trong cuộc sống. Điều đó phần nào giảm đi giá trị cuộc sống.

 

Một người khỏe mạnh thì ăn uống điều độ, bộ máy tiêu hóa cũng đúng giờ. Điều đó giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn một cách đều đặn, khoa học. Nhưng đối với thức ăn nhanh thì khác, cơ thể sẽ hấp thu thức ăn ở những khoảng thời gian khác nhau, gây ra ảnh hưởng khác nhau.

 

Tốn tiền: Mua thức ăn nhanh tốn nhiều tiền hơn là mua đồ về nấu. Ăn thức ăn nhanh vừa tốn tiền mà lại không có lợi cho sức khỏe.

 

Mất đi vị giác: Ăn nhiều thức ăn nhanh gây mất cảm giác ngon miệng, tiêu hóa bất thường và đôi khi dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Thức ăn nhanh không đáp ứng các nhu cầu của dạ dày.

 

Thiếu vi lượng cần thiết: Trong thức ăn nhanh có thể không có những dinh dưỡng mà cơ thể đòi hỏi nên nó không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, dẫn đến làm cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống.

 

Stress ( căng thẳng): Thực phẩm giàu chất béo là nguyên nhân của nhiều bệnh liên quan đến tim, mạch máu, gan và nhiều hơn nữa là làm tăng mức độ căng thẳng.

 

Một bữa ăn giàu chất béo làm tăng căng thẳng của bạn và làm cho bạn căng thẳng hơn so với những người có một bữa ăn ít chất béo.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

 

Cùng chuyên mục