Chuyên mục

Cân nhắc khi lựa chọn chương trình học trực tuyến cho con

Trung tâm Tin tức VTV24 - 19/02/2020 - 11:47 - Tiêu dùng

VTV.vn - Để phòng, tránh dịch COVID-19, không ít các bậc phụ huynh đã lựa chọn các chương trình học trực tuyến có trả phí để các em có thể tăng cường việc học tập tại nhà.

Ở nhà đã hơn 2 tuần nay, Nhật Minh thường xuyên nhận được bài tập do các thầy cô giáo ở lớp gửi. Thế nhưng, theo anh Vinh (phường Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội), lượng bài vở và kiến thức như vậy khá ít. Con vẫn có nhiều thời gian rảnh rỗi trong ngày và các chương trình học trực tuyến là điều anh đang quan tâm và tìm hiểu.

Sau khi tìm hiểu nhiều đơn vị cung cấp các học liệu điện tử, 200.000 - 500.000 đồng cho một môn học trong khoảng thời gian 1 năm là mức phí anh Vinh cảm thấy phù hợp.

Cũng theo chị Minh (Quản trị viên của Diễn đàn Con tự học), với hơn 130.000 thành viên tham gia, trong 2 tuần vừa qua, lượng cha mẹ quan tâm đến việc tự học của con cũng như các chương trình giáo dục trực tuyến tăng đột biến. Nhiều bậc cha mẹ sẵn sàng chi trả tiền triệu cho các chương trình học quốc tế.

Tuy nhiên, theo chị Minh, cha mẹ luôn phải đồng hành với con trong việc tạo thói quen tự học cũng như khai thác học liệu điện tử.

Để các con có thể khai thác hiệu quả các học liệu điện tử tại nhà, quan trọng không phải là chi nhiều tiền hay ít mà là sự có mặt của phụ huynh trong quá trình học tập của trẻ.

Học trực tuyến trong thời gian nghỉ dịch có thực sự hiệu quả? Học trực tuyến trong thời gian nghỉ dịch có thực sự hiệu quả?

VTV.vn - Kỳ nghỉ phòng dịch NCoV dài hơn dự kiến của HS-SV. Học trực tuyến là giải pháp được nhiều trường lựa chọn nhưng liệu phương pháp này có thực sự phát huy hiệu quả?

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Trung tâm Tin tức VTV24

Cùng chuyên mục

XEM

8 mẹo tiết kiệm tiền bạn nên biết

VTV.vn - Nếu bạn chưa có khả năng kiếm nhiều tiền hơn, hãy bắt đầu bằng cách tiết kiệm tiền.

Giải mã cơn sốt KOC: Sức hút từ tính "chân thật"

VTV.vn - Khi ngày càng có nhiều nội dung UGC (nội dung do người dùng tạo ra) được tài trợ từ các thương hiệu để phủ sóng trên mọi nền tảng thì tính chân thực có còn được đảm bảo?